Quang đưa cho vị Sư [mang thư ông tới đây] một cuốn Thọ Khang Bảo Giám [nhờ trao lại cho ông], văn lẫn lý trong cuốn sách ấy đều đáng tuân theo. Chỉ có điều trong những ngày kiêng ăn nằm, [ngày vía] của những vị [thần thánh] có thần thông nhỏ nhoi cũng đều kể vào, dường như không thích đáng lắm. Nhưng đối với chuyện “[ngày vía của] đại quỷ thần thì nên kính, chứ [đối với ngày vía của] tiểu quỷ thần nếu chẳng kính sẽ do vậy mà bị chuốc họa”, hãy đừng nên bàn luận bừa bãi thì may mắn lắm thay! Dùng điều này để tự lợi mà cũng dùng những điều này để lợi tha. Do vậy, tự tu Tịnh nghiệp sanh về Tây Phương giống như trao bằng khoán chuộc lại vật cũ. Nữ nhân cũng thế! Ai muốn tiết dục ắt trước hết phải nói nguyên do với vợ sẽ chẳng đến nỗi [gia đình] bị lục đục. Trong đời có những kẻ thanh xuân chôn chồng, nguyên nhân quá nửa là vì chẳng khéo tiết dục mà ra! So với cảnh giữ phòng không ở góa, sao bằng tiết dục để được tề mi giai lão chẳng hay hơn ư? Đây là đối với nữ nhân mà nói. Đàn ông cũng nên biết những chuyện kiêng kỵ có liên quan đến tánh mạng của nữ nhân, đấy chính là người phối ngẫu có đức hạnh hằng nâng đỡ, tạo lợi ích cho nhau. Quang ăn nói dài dòng chỉ vì bi tâm tha thiết, có lẽ đã gây nhàm tai người nghe!

Tịnh Độ Ngũ Kinh là căn bản của pháp môn Tịnh Độ. Hãy đọc kỹ lời tựa, sẽ tự biết được những ý chánh. Tịnh Độ Thập Yếu là trước thuật thiết yếu nhất của Tịnh Độ. Quan trọng nhất là sách Di Đà Yếu Giải, là bản chú giải tuyệt diệu nhất của kinh này. An Sĩ Toàn Thư là sách đứng đầu các thiện thư. Cảm Ứng Thiên Trực Giảng dùng chữ đơn giản, dễ hiểu nhưng không dung tục, kẻ nhã người tục cùng xem đều được lợi ích. Ấn Quang Văn Sao văn tuy vụng về, chất phác, nhưng nghĩa lý chấp nhận được. Noi theo những điều được sách này đề xướng chắc chắn chẳng bị chê là trái luân thường, gây rối đất nước. Hãy nên lấy Thọ Khang Bảo Giám làm sách giữ gìn tánh mạng cho con em đã hiểu chuyện đời. Chẳng những thanh niên phải nên xem, ngay cả người già cũng nên đọc. Muốn con em được trường thọ phải hoàn toàn cậy vào người cao tuổi thường nói đến chuyện họa – phước.

Trích từ Ấn Quang Pháp Sư Tam Biên

CHIA SẺ
Bài viết trướcTai Hại Của Dâm Thư Đối Với Người Đời
Bài viết tiếp theoCổ Nhân Quy Định Nam Ắt Phải Sau 30 Tuổi Mới Cưới Vợ
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP