“Quyển sách này rơi vào tay những người nào sẽ khai hoa kết quả? Người hiếu thiện hiếu đức. Giống như Khổng phu tử từng nói người “tín nhi hiếu cổ” họ có được sẽ khai hoa kết quả. Trong mười ngàn người ít nhất cũng sẽ có vài người hiếu thiện hiếu đức. Đến tay họ sẽ khởi tác dụng”

[…] Gần đây chúng tôi in tập Quần Thư Trị Yếu ra rồi, Quốc Học Trị Yếu in ra rồi, hai loại sách này đều là thường quy. Quần Thư Trị Yếu là thường quy của Đường Thái Tông trị nước. Trong lịch sử Trung Quốc mọi người đều nói chính trị nhà Đường là thanh minh nhất, tốt nhất, nó được làm ra như thế nào? Là quy cũ của Quần Thư Trị Yếu. Có người nói với tôi hiện nay không ít người đang học tập, đang đọc, đang giảng. Đọc và nói tốt hơn là không đọc không nói, đáng được tán thán. Có thể cứu bản thân quí vị không? Có thể đem lại hạnh phúc cho gia đình quí vị, đem đến hòa hợp cho xã hội? Nói với quí vị: không thể. Vì sao không thể? Pháp độ không phải để nói, pháp độ không phải để đọc, pháp độ là để thực hành, pháp độ là cuộc sống, là công việc, là xử sự đối nhân tiếp vật, quí vị phải thực hành nó mới được. Làm ra rồi quí vị là thánh nhân, quí vị là hiền nhân, quí vị là Phật, quí vị là Bồ Tát. Nếu như chỉ là đọc, chỉ là nói, làm không được quí vị vẫn là phàm phu. Phải sanh tử như thế nào vẫn là sanh tử như vậy, quí vị chưa thể giải thoát được, then chốt chính là nơi đây vậy.

Chúng ta có được bộ sách này, vì sao in ấn nó với số lượng lớn như vậy? Mục đích là bảo tồn nó, làm cho quyển sách này không đến nỗi biến mất khỏi thế gian, mục đích là đây vậy. In mười ngàn bộ thì mười ngàn nơi cất giữ, thế giới tai nạn nhiều hơn nữa, cũng sẽ lưu lại vài bộ. Quyển sách này sẽ không thất truyền. Mục đích của chúng tôi là ở đây. Rơi vào tay những người nào sẽ khai hoa kết quả? Người hiếu thiện hiếu đức. Giống như Khổng phu tử từng nói người “tín nhi hiếu cổ” họ có được sẽ khai hoa kết quả. Trong mười ngàn người ít nhất cũng sẽ có vài người hiếu thiện hiếu đức. Đến tay họ sẽ khởi tác dụng. Cho nên rất nhiều người hỏi tôi: phải chọn một số người như thế nào để đào tạo? Tôi nói tôi không có ý này, tôi không có phước báo này, cũng không có năng lực này, tôi không thể đào tạo nhân tài. Tôi chỉ có thể đem những thứ này in ra đi khắp nơi phân phát. Truyền hạt giống, vãi hạt giống, giống sau khi vãi ra rồi, người nào đi trồng trọt, người đó sẽ thu hoạch, đều không phải tôi, không liên quan đến tôi. Hạt giống gieo xuống rồi tôi không còn việc gì nữa. Rất nhiều năm trước tôi đã giảng qua, nhân sinh trong thế gian này, thiện căn phước đức của mỗi người không tương đồng, trí tuệ không tương đồng, gặp gỡ không tương đồng. Những ngành nghề chúng ta làm cũng không tương đồng. Đây chính là văn hóa đa nguyên. Mỗi người trên chức vị của chính mình nên làm tốt bổn phận công việc của chính mình. Mọi người cùng nhau hợp tác, xã hội sẽ hòa hợp. Ngành nghề của chúng tôi là làm gì? giảng kinh dạy học. Phật Thích Ca Mâu Ni làm ra tấm gương tốt nhất, sau khi khai ngộ liền bắt đầu dạy học, ngài dạy cho đến ngày Ngài xa rời thế gian này. Ngài 79 tuổi ra đi, 30 tuổi khai ngộ liền bắt đầu dạy học, 49 năm không có ngày nào sống vô ích, gọi là tận trách nhiệm với công việc. Ngành nghề này tôi làm được rồi, mỗi ngành nghề đều làm cho tốt. Mọi người đều có thể hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Đây chính là cùng chung sáng tạo nhân sinh hạnh phúc mỹ mãn. Xã hội lễ nghi hòa hợp. Làm nghề này không nên can thiệp đến ngành nghề khác. Giống như thân thể chúng ta, quí vị xem ngũ quan bên ngoài mắt tai mũi lưỡi thân mỗi mỗi đều có nhiệm vụ của nó, con mắt chỉ quản việc nhìn, lỗ tai chỉ quản việc nghe, con mắt không thể can thiệp lỗ tai; lỗ tai cũng không thể can thiệp con mắt. Mỗi mỗi đều là đệ nhất, thân thể khỏe mạnh. Nếu như quí vị muốn cạnh tranh, con mắt tôi phải đệ nhất, những thứ khác đều không được, kết quả như thế nào? Bệnh rồi. Người này chỉ có con mắt tốt, ngoài ra đều không tốt nữa, vậy thì bi ai biết bao! Lúc mạnh khỏe mỗi mỗi đều là đệ nhất. Tôi tại nghề của tôi là đệ nhất, nghề nghiệp của quí vị cũng là đệ nhất, tất cả đều là đệ nhất. Quí vị nói xem xã hội này tốt đẹp biết bao.
 
Văn hóa là đa nguyên, từ bản thân của chính chúng ta, quí vị xem bên ngoài mắt tai mũi lưỡi thân hòa hợp, bên trong ngũ tạng lục phủ hòa hợp, người này mạnh khỏe trường thọ, chỉ có một thứ tốt thôi, còn những thứ khác đều không tốt, chắc chắn đi trên con đường tử vong rồi. Họ sống không nổi nữa, đạo lý này không thể không hiểu được. Không hiểu vậy là quí vị đi là con đường chết, nếu như quí vị hiểu được, con đường quí vị đi là con đường sống, sanh sanh không ngừng.
 
[Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa]
Tập 522, Chuyển ngữ: Liên Hải
Thời gian: 04-08-2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội Hồng Kông
CHIA SẺ
Bài viết trướcVì Sao Xã Hội Ngày Xưa Nhân Tâm An Định? Người Trên Thế Gian An Vui Hạnh Phúc
Bài viết tiếp theoQuần Thư Trị Yếu 360, Cảnh Công Vấn Yến Tử Viết
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP