[Hán nôm] 古言非典義,學士不以經心;事非田桑,農夫不以亂業;器非時用,工人不以措手;物非世資,商賈不以適市。士思其訓,農思其務,工思其用,賈思其常。是以上用足而下不匱。(卷四十九 傅子)
[Chánh âm] Cổ ngôn phi điển nghĩa, học sĩ bất dĩ kinh tâm; sự phi điền tang, nông phu bất dĩ loạn nghiệp; khí phi thì dụng, công nhân bất dĩ thố thủ; vật phi thế tư, thương cổ bất dĩ thích thị. Sĩ tư kỳ huấn, nông tư kỳ vụ, công tư kỳ dụng, cổ tư kỳ thường. Thị dĩ thượng dụng túc nhi hạ bất quỹ. (Quyển tứ thập cửu Phó Tử)
[Diễn nghĩa] Thời cổ, lời lẽ không phù hợp với nghĩa lý trong kinh điển, học sĩ không lưu tâm; không phải việc cày ruộng nuôi tằm, nông phu không vì đó mà nhiễu loạn bổn nghiệp; đương thời khí cụ không thích hợp để sử dụng, thì công nhân không động thủ làm nó; vật phẩm không phải xã hội cần, thương nhân không mang nó chuyển đến chợ búa. Học sĩ nghĩ đến giáo huấn của thánh hiền, nông phu nghĩ đến nghề nông, công nhân nghĩ đến công dụng của đồ vật, thương nhân nghĩ đến vật phẩm kinh doanh thường dùng. Do vậy, người ở trên chi dùng sung túc, nhu yếu của bá tánh cũng không thiếu khuyết. (Quyển 49, Phó Tử)
[Anh ngữ] In ancient times, scholars would ignore talks that were irrelevant to classical learning; farmers would not disrupt their chores for matters that were unrelated to farming; craftmen would not produce utensils that were irrelevant for the seasons; and merchants would not supply things that had no demand in the market. Scholars were mindful of the teachings of the sages; farmers were mindful of farming; craftmen were mindful of the practicality of the utensils; and merchants were mindful of the supply and demand of daily necessities. Hence, the supply of goods for men in high positions remained suffient and the daily needs of the general public were met. (Scroll 49: Fu Zi)
[Trích dịch từ Quần thư trị yếu 360]
Đệ nhị sách, chương “Quân Đạo”, phần “Tu Thân”, mục “Cần Kiệm”, đoạn 11
CHIA SẺ
Bài viết trướcQuần Thư Trị Yếu 360, Nhật Nguyệt Dục Minh
Bài viết tiếp theoQuần Thư Trị Yếu 360, Phước Sinh Ư Vô Vi
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP