[Hỏi] Con trai và con gái lớn của tôi đều là học sinh trung học, cách nhau một tuổi, tiếc là chúng không được hòa hợp lắm, bởi vì mọi mặt của người anh đều không bằng em gái nên thường xảy ra tranh chấp với em. Tôi muốn đưa chúng đi học lớp “Đệ Tử Quy” nhưng chúng đều không muốn đi. Phải làm sao để thay đổi thái độ của chúng?

[Đáp] Được, những vấn đề này đều cho thấy hiện tượng. Muốn giải quyết vấn đề này thì phải giải quyết từ gốc, từ nguyên nhân. Ví dụ con trai và con gái sống chung không được hòa hợp, nguyên nhân là gì? Trong lòng chúng có điều gì không hài lòng và xung đột? Cái này phải tìm ra. Theo lý mà nói anh trai thương em gái là chuyện đương nhiên, tại sao lại biến thành tranh cãi? Trong này bạn có nói tới, về mọi mặt người anh đều không bằng em gái, có thể vô hình lại khiến người anh trai này tự ti. Cũng có thể, bởi vì tôi không rõ tình hình thực tế nên đoán ra một vài tình huống, có thể về mọi mặt người em gái đều giỏi nên kiêu ngạo, cái này cũng có thể gây ra xung đột. Thành tích không tốt tự ti, biểu hiện không tốt tự ti, biểu hiện tốt ngạo mạn, đây đều là những thái độ không đúng. Cho nên cha mẹ trong quá trình trưởng thành của con cái phải dẫn dắt chúng có một thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Biểu hiện chưa tốt thì phải hiểu được cố gắng mạnh mẽ hơn, biểu hiện tốt thì phải hiểu được khiêm tốn, cảm ân, tâm lý lành mạnh rồi thì vấn đề này sẽ không tồn tại nữa. Chỉ cần tìm ra vấn đề, bất kỳ lúc nào bắt đầu cũng không nên nghĩ là quá trễ, đặc biệt là con cái bạn mới đang học trung học.

Chị của tôi cái gì cũng tốt hơn tôi, thành tích học tập tôi từ nhỏ đã không tốt, chị tôi luôn đứng thứ nhất, hơn nữa còn là thứ nhất toàn trường, nhưng mà tôi cũng không có tranh cãi với chị ấy. Bởi vì chị tôi chưa từng vì thành tích học tập tốt mà kiêu ngạo một chút nào, điểm này tôi rất khâm phục chị tôi. Chị ấy lấy được bằng tiến sĩ rồi nhưng trước giờ chưa từng vì thành tựu học tập của mình mà tự mãn. Ngược lại còn thường xuyên cảm thấy năng lực bản thân vẫn còn kém. Cái này cũng phải cảm kích sự dạy dỗ của cha mẹ tôi, khiến cho chúng tôi trong quá trình trưởng thành tâm lý đều rất lành mạnh. Bao gồm chuyện thành tích của tôi không tốt, cha mẹ cũng chưa từng trách mắng tôi, chỉ làm tốt tấm gương cho tôi noi theo, hiếu học, sau đó khích lệ tôi. Sau đó tới lúc tôi học lớp 5 lớp 6 rồi lên cấp 2 thì thành tích dần dần tốt hơn. Bởi vì tố chất, phẩm chất của mỗi đứa trẻ không giống nhau, bao gồm thời gian hiểu biết cũng không giống nhau, nhưng mà niềm tin và sự kiên nhẫn của chúng ta đối với chúng phải luôn duy trì, không được thối tâm. Mà cái này cũng cần rất cẩn thận, cha mẹ đối với con cái không được thiên vị, một khi thiên vị thì đứa trẻ được chiều chuộng sẽ trở nên ngạo mạn, đứa trẻ bị xem nhẹ sẽ trở nên tự ti, như vậy sau cùng sẽ không tốt.

Còn như muốn đưa chúng tới học “Đệ Tử Quy”, nếu chúng không muốn tới thì chúng ta phải tìm hiểu tư tưởng của chúng. Có thể chúng đã cảm nhận được, mẹ gọi chúng đền để nghe giáo huấn, vậy thì chúng có thể sẽ bài xích. Nhưng mà giả như cha mẹ tự mình thực hành “ Đệ Tử Quy” trước, khiến cho con cái sinh ra hảo cảm với “Đệ Tử Quy”, “Cha mẹ tôi học xong Đệ Tử Quy thì tính tình tốt hơn, đặc biệt rất hiểu chúng tôi”, vậy thì học “Đệ Tử Quy” tốt. Cho nên trong nhà phải tiếp xúc với nhân duyên văn hóa truyền thống, học với chúng tôi xong, thực hành mới có quan hệ trực tiếp.

Bao gồm bạn cũng phải khiến cho con bạn hiểu được bạn tới đây học là học cái gì? Đều không hiểu rõ, có lúc chống đối tự nhiên cũng có thể hiểu được. Bạn có thể tạm lấy một số bài học mà chúng tôi dạy cho các em sinh viên, dù sao thì học sinh trung học nghe những cái này cũng có thể hiểu được. Khi chúng nghe nhiều rồi sẽ cảm thấy những đạo lý mà các thầy cô giáo giảng có giúp đỡ cho chúng, từ từ thì nhân duyên này sẽ thành thục, tới thời điểm chúng ta có lớp cao đẳng hoặc lớp thanh thiếu niên thì có thể thành tựu nhân duyên này.

Đáp Nghi Giải Hoặc – Giáo Dục Con Cái

CHIA SẺ
Bài viết trướcSử Dụng “Đệ Tử Quy” Như Thế Nào Để Giáo Dục Trẻ Nhỏ?
Bài viết tiếp theoThường Cùng Con Chơi Trò Chơi Liệu Có Khiến Con Cái Không Tôn Trọng Tôi?
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP