[Hỏi] Học trò cho rằng “hiếu là tự tư”. Thường nói “trung hiếu khó lưỡng toàn. Nếu như mẹ của mình và mẹ của một người xa lạ cùng lúc rơi xuống nước, ta cứu ai trước tiên?

[Đáp] Kỳ thực vấn đề này cũng biểu lộ cho chúng ta thấy cuộc sống hình như có rất nhiều nỗi lo sợ. Giả như bạn đối diện trước tình thế mẹ của bạn và vợ của bạn cùng lúc rơi xuống nước, bạn phải cứu ai trước tiên? Tôi bị hỏi qua vấn đề này. Tôi nói với họ: “Tất cả đều cứu”. Sau đó họ nói: “Bạn không hiểu ý của tôi nói rồi, để tôi nói lại lần nữa nhé…” Tôi lại nói với họ: “Cả thảy đều cứu.” Họ nói: “Ấy da, tôi không muốn nói chuyện với bạn nữa.” Tôi nói: “Bạn không biết à, cái vũ trụ này rất lớn, chuyện mà chúng ta không biết thì nhiều lắm. Người sáng tỏ đạo lý rồi thì người ta chẳng có quá nhiều nỗi lo sợ, chính chúng ta do không hiểu rõ những đạo lý này nên thường lo đông lo tây. Ở đây, bị cái tai nạn này, giả như là người hiền thiện, tai nạn của họ cũng sẽ tự nhiên tiêu mất. Sao chúng ta không ngăn chặn lầm lỗi ngay từ ban đầu, làm gì phải đợi tới lúc sinh ly tử biệt rồi ở đó đau khổ? Phải không nào? Đã hỏi đến những chuyện “lửa thiêu lông mày” này, làm sao không đề cập ngay chuyện ‘nhà tích thiện ắt có nhiều niềm vui’, có thể biến nguy thành an được.”

Cái thứ nhất, “hiếu là tự tư?”. Chúng ta cảm nhận thử xem, “hiếu” hẳn là tự nhiên đấy, bởi vì nó là thiên tánh. Bạn xem trẻ nhỏ một – hai tuổi, tình cảm của nó đối với người mẹ, ánh mắt của nó nhìn người mẹ rất ư là trìu mến thương yêu, không có ai dạy chúng điều này cả, đây chính là biểu hiện của thiên tánh. Cho nên nguyên điểm của lòng yêu thương là hiếu đạo. Khổng Tử nói: “Hiếu là căn bản của đức hạnh”. Cho nên bạn không thể tách rời lòng yêu thương và lòng hiếu thảo ra được, lòng hiếu thảo được khai mở rồi thì tâm thái đồng cảm với người khác, đặt mình vào trong hoàn cảnh của người khác cũng xuất hiện. Cho nên cái này không phải là tự tư, đây là giáo dục thuận theo nhân tánh, thuận theo nhân tánh mà khởi phát.

Mà “trung hiếu không thể song toàn”, cái câu nói này có kinh điển không? Khi một người hết sức ‘đại trung’, cha mẹ của người đó có phúc phận lớn nhất, thời xưa những người có cống hiến đối với quốc gia, cha mẹ của họ không còn tại thế, cái quốc gia này mỗi năm đều tri ơn đều cúng tế cha mẹ của họ. Cái gọi là “một người đắc đạo, thất tổ thăng thiên”, khi một người hết sức ‘đại trung’ – ‘đại nghĩa’, cha mẹ của họ cũng đạt được rất nhiều lợi ích. Nhưng vì sao người ta vẫn có loại cảm giác này? Bởi vì ở trong tâm tư tình cảm vẫn sẽ có sự ăn năn tiếc nuối, loại cảm giác ăn năn tiếc nuối này xuất hiện. Từ một góc độ khác mà nói, giả như chúng ta phải tận trung mà không tận trung, xin hỏi cha mẹ sẽ vui lòng sao? Cũng sẽ không vui rồi.

Đáp Nghi Giải Hoặc – Trí Huệ Cuộc Sống

HỒI ĐÁP