[Hỏi] Cha mẹ lớn tuổi thường xuyên cãi nhau, giả như tôi khuyên họ học tập Đệ Tử Quy, là có hiếu hay bất hiếu?

[Đáp] Hiện tại giải đáp đến vấn đề này phải rất ư thận trọng. Hiếu hay bất hiếu không thể chỉ nhìn ở biểu hiện bên ngoài, không phải ở chỗ bạn có khuyên cha mẹ học Đệ Tử Quy hay không học Đệ Tử Quy, mà là ở thái độ khi khuyên cha mẹ học Đệ Tử Quy đúng hay không đúng? Giả như chúng ta khuyên cha mẹ giống như khuyên trẻ nhỏ: “các ngươi nhất định phải học Đệ Tử Quy”, cái đó gọi là bất hiếu. Bạn phải khuyên cha mẹ, trước tiên phải khiến cho cha mẹ cảm nhận được cái gì là Đệ Tử Quy. Bạn hiếu thuận như thế đối với cha mẹ, nào có đạo lý cha mẹ phản đối Đệ Tử Quy?

Mọi người phải chân thật hiểu rõ, đối với thế hệ sau ta dùng “giáo hóa”, đối với người ngang hàng ta dùng “khuyến hóa”, đối với cha mẹ hoặc trưởng bối của mình ta dùng “cảm hóa”. Cảm hóa thì không được đem một mớ đạo lý như thế mà đi rao giảng, phải dùng lòng hiếu thảo, dùng lòng chân thành để nỗ lực thực hành những đạo lý trong kinh điển cũng như yêu thương bảo vệ cha mẹ, tự nhiên sẽ lây động được tấm lòng của cha mẹ, tự nhiên họ sẽ đồng lĩnh hội được Đệ Tử Quy. Tiến tới tấm lòng vì muốn tốt cho cha mẹ, đối với những tình huống cha mẹ cãi nhau này, theo chân song thân mà từng bước dẫn dắt thương lượng cho ổn thỏa. Đương nhiên, phải nói chuyện riêng với từng người, không được nói cùng lúc với hai người, nhiều khi lại sinh ra phiền toái. Dẫn dắt từng người một, từ đó bạn có thể điều giải tranh chấp giữa hai người một cách thuận thảo.

Kỳ thực cha mẹ chỉ cần thấy con cái càng lúc càng tốt hơn, mức độ đồng nhận thức với văn hóa truyền thống ngày một cao hơn, cho nên nhân duyên này tự nhiên có thế tiếp tục phát triển được.

Đáp Nghi Giải Hoặc – Ứng Xử Gia Đình

CHIA SẺ
Bài viết trước“Hiếu” Có Phải Là Tự Tư Không? 
Bài viết tiếp theoLàm Sao Để Khen Ngợi Con Cái? Nói Dối Thiện Ý Có Tốt Không?
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP