[Hỏi] Con có một đứa con học lớp 7, bản thân con vẫn luôn tự trách mình chưa dạy dỗ con cái thật tốt, dẫn đến hành vi của đứa trẻ có vấn đề. Nó thích làm những gì nó thích làm, như việc nó yêu thích chơi game trên mạng, đối với người khác không lễ phép, đồ đạc của bản thân nó thì quăng lung tung! Đối với học hành thì chả quan tâm, lười biếng, không tuân thủ theo quy tắc! Thân là mẹ nó con vô cùng đau khổ phiền não, dùng đánh mắng hay lời ngon ngọt để khuyên lơn đều thử qua mà không có hiệu quả! Phương pháp đánh đập thì càng không được. Khi nó bị con mắng thì miễn cưỡng đồng ý yêu cầu của con, nhưng sau lại trở lại như cũ, rồi dần dần trở nên càng ngỗ nghịch hơn! Thầy ơi, con phải làm sao mới được? Phải làm sao để dẫn dắt con của con thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn? Lúc tiểu học thì thành tích của nó rất tốt, nhưng mà vừa lên trung học thì hành vi tự dưng thay đổi đột ngột, nhiều lần khuyên bảo mà không được. Cũng vì đó mà dẫn đến thành tích học tập của nó không tốt, thầy ơi con cầu xin thầy có thể chỉ điểm cho con thoát khỏi bến mê, giúp đỡ con của con thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, trừ bỏ đi tập khí xấu của nó. “Đệ Tử Quy” và giáo dục đức hạnh phải thực hành trong gia đình như thế nào? Người mẹ khi dạy bảo con cái của mình phải sử dụng các phương pháp nghiêm khác ra sao? Có hiệu quả không? Thông thường đều là do chúng ta quá để ý đến cảm nhận của chúng mà lại thỏa hiệp rồi. Người mẹ đau khổ.

[Đáp] Vấn đề này có thể là phải dùng 2 tiếng đồng hồ để trả lời. Có điều chúng tôi cảm nhận được khi đối diện với sự việc thì điều quan trọng nhất là tâm lý của chúng ta. Tâm lý của chúng ta đúng rồi thì từ từ tình hình sẽ được cải thiện. Bởi vậy người thật sự phải hạ công phu không phải là con cái mà là ở đâu? Là chính từ cái tâm của bản thân chúng ta.

Ví dụ như tất cả những vấn đề khi nãy, chúng ta tiếp theo đây sẽ phân tích nó ra. Ví dụ như câu thường luôn tự trách, cái tâm này có đúng không? Không đúng rồi. Tâm tự trách thì sẽ rơi vào tình cảm tiêu cực, vậy thì con cái của chúng ta có rơi vào tình cảm tiêu cực không? Khi nào thì dạy bảo con cái? Không phải là bạn nói nó nghe lời bạn thì là bạn đang dạy bảo nó. Khi chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề như vậy, chúng ta liệu có thể bình tĩnh không tức giận, ý chí kiên cường, không hề oán trách hối hận không? Nếu chúng ta có thể biểu hiện như vậy thì con cái sẽ từng chút từng chút một bị đức hạnh của chúng ta cảm hóa, từ từ sẽ chuyển hóa một cách tự nhiên. Cho nên trước tiên là chúng ta không được tự trách “Thà vì thành công tìm phương pháp, không vì thất bại tìm lý do”.

Mà hôm nay điều mà chúng ta phải suy nghĩ đó là, hành vi của đứa trẻ trở nên như vậy đó là kết quả, nguyên nhân nằm ở đâu? Giải quyết vấn đề, điều đầu tiên là phải điều chỉnh tốt tâm lý của bản thân, phải dùng trí huệ, dùng lý trí. Tiếp đó, phải tìm ra được nguyên nhân, nhìn thấy kết quả chỉ khiến chúng ta càng ngày càng sốt ruột, càng ngày càng lo lắng; phải giải quyết từ nguyên nhân thì những hiện tượng không tốt đó sẽ từ từ giảm đi, gieo hạt giống đúng đắn thì hạt giống tốt đó sẽ từ từ hiện ra.

Vậy thì có thể chúng ta phải suy nghĩ đến một vấn đề là, người làm cha mẹ chúng ta có thường ở bên cạnh con cái mình không? Những vấn đề này chúng ta đều phải suy nghĩ. Không phải ngày hôm nay một người bạn nào đó chỉ cho chúng ta một phương pháp thì vấn đề được giải quyết, không có đơn giản như vậy. Vấn đề này có thể cần đến 3 năm hoặc 5 năm, thậm chí còn lâu hơn. Làm sao có thể uống 1 thang thuốc mà hoàn toàn khỏi hẳn chứ, có khả năng này không? Nhưng mà nói cho mọi người biết, mỗi một người trong chúng ta đều muốn uống một thang thuốc mà hoàn toàn khỏi bệnh, có phải như vậy không? Cho nên chúng ta thấy Đông y hay Tây y kinh doanh tốt hơn? “Vạn pháp do tâm sanh”. Bạn xem tâm của con người đều không muốn chịu trách nhiệm, rõ ràng cái vấn đề này do bản thân mình tạo thành bao nhiêu năm như vậy, họ lại muốn chỉ uống một thang thuốc là có thể giải quyết hoàn toàn, thực ra làm sao có khả năng đó được, đó là lừa mình lừa người mà thôi. Cho nên bạn có ở bên cạnh con cái bạn nhiều không? Chúng ta chỉ nhìn thấy khi còn nhỏ thành tích của nó rất tốt, vậy tại sao khi nó lên trung học thì lại trở thành như vậy? Cho hỏi là trong một ngày mà đứa trẻ đó trở thành như vậy sao? Không phải. Vậy thì tại sao chúng ta lại không có cách nào hiểu được một đứa trẻ ngoan ngoãn biến thành hành vi không tốt như vậy, trong quá trình này tại sao cha mẹ lại không quan sát được?

Bản thân tôi, mẹ tôi là giáo viên tiểu học, đồng nghĩa với việc lúc nhỏ chỉ cần về đến nhà là nhìn thấy mẹ, cảm giác rất yên tâm, về nhà là có chè đậu đỏ, chè đậu xanh để ăn. Tôi chỉ cần làm gì sai thì không cần mẹ tôi nói tôi cũng không ngủ được, rất khó chịu, không hề có bí mật gì với mẹ hết. Cho nên thực ra khi đứa trẻ lần đầu tiên làm một việc gì đó sai, chỉ cần tâm của người mẹ ở bên đứa trẻ thì có thể ngay lập tức cảm giác được. Con của bạn lần đầu tiên đánh nhau với người ta chẳng lẽ bạn lại không nhìn ra được? Có nhìn ra được không? Trên mặt của đứa trẻ đó ngay lập tức sẽ viết chữ “Con đánh nhau rồi”, “Con làm chuyện xấu”. Vậy người mẹ chỉ cần nhẹ nhàng dẫn dắt một chút thì đứa trẻ sẽ khai ra hết. Lúc này bạn có thể thông qua cơ hội này mà uốn nắn, điều chỉnh đứa trẻ. Bởi vì nếu như cái tâm của chúng ta quá bận rộn, không có quan tâm đến quá trình trưởng thành và hành vi tâm lý lệch lạc của đứa trẻ, đợi đến khi phát hiện ra thì đã bị lệch lạc quá lâu rồi, bạn không thể kéo nó trở lại trong một thời gian ngắn được.

Cho nên giáo dục, chữ “giáo” này, đã chỉ điểm được điểm mấu chốt quan trọng trong giáo dục. 「教」 là chữ cổ, hai dấu chéo bên trái một đứa trẻ, chính là đại biểu cho đứa trẻ đó, nhìn vào cha mẹ, thầy cô giáo, trưởng bối vẽ dấu chéo đầu tiên, năng lực học tập theo của đứa trẻ rất mạnh, nó theo đó mà vẽ một nét chéo, gọi là trên làm dưới noi theo. Cho nên chữ “giáo” không có miệng? Chữ này có miệng hay không? Làm gì có, cho nên không phải là dùng miệng để nói (mà phải làm bằng hành động). Tôi nhớ năm đầu tiên đi dạy học, có một vị phụ huynh rất tức giận nói: “Tôi đã nói bao nhiêu lần với đứa trẻ này rồi mà nó không chịu nghe” chỉ nghe câu nói đó của anh ta, là tôi biết vấn đề của anh ta ở đâu. Anh ta cảm thấy cái gì là giáo dục? “Nói biết bao nhiêu lần rồi”, anh ta đến nhận thức giáo dục cũng nhầm lẫn rồi, thì làm sao mà có thể dạy con tốt được. Cho nên phải lấy bản thân làm tấm gương, trên làm dưới noi theo, đem chính mình ra giáo dục.

Mà khi nãy lúc chúng ta đang đọc cái vấn đề này, chúng ta đọc được đứa trẻ này không lễ phép, đồ đạc vứt lung tung, học tập thì chả quan tâm, lười biếng, không tuân thủ quy tắc. Cho hỏi, chúng ta có dùng thân giáo (dùng hành động của bản thân giáo dục) chưa? Chúng ta có ở bên cạnh để tạo thành những thói quen tốt cho con cái không? Thói quen tốt của con là nhớ bồi dưỡng ra, chứ không phải yêu cầu mà có. Chúng tôi từ nhỏ đọc sách, cha mẹ cũng không bắt chúng ta phải học, đều là ba mẹ cũng đọc sách ở trong phòng, trước giờ không có coi ti vi, cho nên chúng tôi cũng được tạo thành thói quen. Ngược lại mỗi một lần 10 giờ hơn hoặc 11 giờ đều sẽ nghe thấy tiếng bước chân, nhà tôi là nhà 3 tầng nên biết là mẹ đang đi tới. Hai người chị của tôi vừa nghe thấy tiếng bước chân của mẹ là bắt đầu học theo cách nói của mẹ tôi: “Mau ngủ đi, đừng đọc nữa”. Sau đó mẹ vui vẻ cười với 3 chúng tôi. Đúng đó, đó chính là thói quen, ba mẹ không có nói là: “Học bài đi, tạo thành thói quen tốt, không được xem ti vi”, tôi không hề nghe cha mẹ tôi nói qua những lời này, bản thân họ chính là làm như vậy. Giáo dục bằng lời nói không bằng giáo dục bằng hành động.

Tiếp theo chúng ta coi, bên phải chữ “Giáo”, chính là một cánh tay, cầm 1 cành cây, đại diện cho cái gì? Ân cần dạy bảo, phải kiên nhẫn không chán ghét. Bây giờ chúng ta đối với trẻ con, đối với học sinh, mỗi khi cảm thấy lực bất tòng tâm thì chỉ cần chúng ta suy xét lại hai góc độ này, chắc chắc chúng ta vẫn còn có chỗ làm chưa tốt. Hoặc là thân giáo của mình làm chưa triệt để, hoặc là sự kiên nhẫn của chúng ta không đủ. Chỉ cần tìm ra điểm nào làm chưa tốt, nhanh chóng hạ công phu, tình hình sẽ càng ngày càng được cải thiện. Được rồi, đó là đương nhiện, thực ra chúng ta cũng nên hiểu có người mẹ này, cô ấy cũng là vì quá yêu con mà nóng lòng. Xã hội ngày nay có quá nhiều thứ mê hoặc, nhưng mà nó là một hiện thực đang tồn tại, chúng ta ở đó oán hận trách móc thì một chút giúp ích cũng không có. Cho nên trường học với gia đình phải phối hợp cho tốt.

Tiếp nữa, còn có một điểm quan trọng, Khổng Tử có nói tới “Lý nhân vi mỹ” (có thể đạt tới cảnh giới nhân từ là tốt nhất). Trong khi giáo dục, có thân giáo, cũng có giáo dục bằng lời nói khi gặp những cơ hội thiện xảo, còn có một điểm gọi là cảnh giáo. Sức mạnh của cả hoàn cảnh này là vô cùng lớn. Ví dụ các bạn bè, các bạn đạo, mọi người khi cúi chào có thấy quen không? Quen. Bây giờ lại trở thành không cúi chào thì thấy không quen. Nhưng mà trước đây mấy ngày chúng ta vẫn chưa thúc đẩy lẫn nhau, ở trong trường cúi chào 90 độ, có cảm thấy quen không? Tại sao? Đó là do không khí của cả hoàn cảnh, mà trong vô hình sẽ khiến cho con người thay đổi. Giống như hôm nay, không biết mọi người có đây có kinh nghiệm tới qua đạo tràng của Phật Giáo chưa? Sau khi bạn đi vào đó, nói chuyện có dám nói lớn tiếng không? Nhưng khi bạn đi vào trong đó, mọi người ở đó có nói với bạn “suỵt” không? Có nói không? Không hề. Nhưng tại sao lại có năng lượng như vậy? Đó chính là Cảnh giáo đó.

Tôi nghe nói, các nhà khoa học có làm thực nghiệm, làm thực nghiệm trên sóng não người. Kết quả họ làm thực nghiệm khi con người nhìn thấy một người mà họ sùng bái nhất thì sóng não của họ tiếp cận với sóng não của người đắc đạo, bọn họ thực sự đã làm thực nghiệm. Có một cuộc thực nghiệm như sau: nữ tu Theresa đạt được giải Nobel, nhà khoa học này cũng thật là thiên tài, ông lại nhân cơ hội này mà đi trắc nghiệm hiện trường buổi trao giải. Khi nữ tu Theresa phát biểu, nhiều người như vậy đang nghe thì nhà khoa học này vừa trắc nghiệm xong nói rằng sóng não của những người đó không hề có bất kỳ tạp niệm gì, đều là những thiện niệm cung kính sùng bái.

Các bạn, giả sử khu vực các bạn đang sống có những người vô tư như vậy, thì khu vực đó là nơi có phong khí nhân từ. Chữ “Lý” trong câu là nơi chúng ta đang ở. Đài Loan là một khu vực gọi là Canh Tâm Liên Phạm, mọi người có thể lên mạng tìm thông tin về nơi này. Có hai vị giáo viên đã ở nơi này chăm sóc trẻ em, đó là lớp An Thân (nơi chăm sóc trẻ em từ 6-12 tuổi sau khi tan học, cho các em làm bài tập, học thêm và tham gia các hoạt động đoàn thể). Nó không giống với lớp học thêm, hai cô giáo đó chăm sóc không cầu lợi cho tất cả những đứa trẻ ở khu vực đó, bởi vì hai cô quan sát được có rất nhiều đứa trẻ chỉ ở với cha hoặc mẹ, hễ tan học là lang thang ở đầu hẻm, hai cô là giáo viên nên khi nhìn thấy thì không nhẫn tâm bèn mở lớp An Thân ở khu vực đó. Rất nhiều phụ huynh 8-9 giờ tới mới tan làm, con cái đều gửi ở lớp An Thân này, được giáo dục về văn hóa truyền thống, còn dạy thêm bài học ở trường, mà cũng không thu học phí, phụ huynh hỗ trợ được vào nhiêu thì cô giáo ấy thu bấy nhiêu.

Kết quả là sau 13 năm, cả khu vực đó đều bị hai người làm cho cảm động. Cả khu vực đó giống như một gia đình lớn vậy, hai cô còn lập một cái nhà ăn nữa. Có một người cha bị thất nghiệp, tìm việc 4-5 tháng rồi mà không tìm được, kết quả là đều đến nhà ăn đó ăn cơm. Đột nhiên có một ngày, người cha đó cầm một cái bao lì xì, trong đó là số lương mà anh ấy kiếm được từ tháng làm việc đầu tiên, “Chính là nhờ cái nhà ăn và gia đình lớn này mà giúp gia đình tôi vượt qua giai đoạn khó khăn, cảm ơn các cô”. Trước đây đại gia tộc rất tốt, đại gia tộc trước đây ít thì có 70-80 người, nhiều thì vài trăm người, ai sẽ chăm sóc những đứa trẻ? Là mấy trăm người lớn, nhiều người lớn như vậy chăm sóc trẻ nhỏ. Cho nên bây giờ rất nhiều cha mẹ đơn thân, hay là ông bà dạy dỗ cháu, trẻ nhỏ đều thiếu thốn sự quan tâm.

Tuần trước vừa hay tôi mới tới khu vực đó, điều khiến tôi cảm động là gì? Đó là người chủ tịch của khu vực đó, tôi ở nơi đó nói chuyện khoảng hơn 1 tiếng rưỡi với ông ấy, lớp An Thân của họ có tầm 197 đứa trẻ, kết quả là mỗi một đứa trẻ chạy tới thì vị chủ tịch này đều có thể gọi tên từng em một, khiến tôi vô cùng kinh ngạc, mỗi một đứa trẻ đều có thể gọi tên. Hơn nữa ánh mắt yêu thương và vui vẻ đó giống y như nhìn thấy con ruột của chính ông vậy. Hơn nữa đột nhiên có một đứa bé cao 1m87 chạy tới, tôi bèn hỏi ông đứa trẻ này cao 1m9 không? Sau đó vị chủ tịch đó trả lời là 1m87. Ông vuốt đầu đứa trẻ sau đó đợi đứa trẻ chạy đi rồi ông mới nhỏ giọng nói với tôi, đứa trẻ đó 10 năm trước như thế nào như thế nào. Tình trạng của đứa trẻ đó ông nắm trong lòng bàn tay. Ông không hề có quan hệ huyết thống với những đứa trẻ này. Cho nên bạn xem tình yêu của hai người giáo viên này đã kêu gọi cả những người lớn ở trong khu vực đó, tấm lòng vô cùng rộng lớn. “Đất phước người có phước ở”, thiện tâm của cả khu vực đó đã được lôi kéo theo, những đứa trẻ một khi quay về nơi này đều được yêu thương và có cảm giác an toàn. Mọi người có hi vọng khu vực của mình được như vậy không? Trường học lại dạy “Đệ Tử Quy, khu vực lại dạy luân lý đạo đức, vậy thì đứa trẻ đó sẽ càng ngày càng ngoan rồi. Được rời, khu vực do ai đứng ra làm? Bản thân mình. Thực ra ai cũng có cái tâm thiện, khi bạn bỏ ra mà không mong hồi bào thì lâu dần thấy rõ được lòng người, thiện tâm của bọn họ cũng sẽ thức tỉnh.

Vị chủ tính đó giảng rất là hay, ông ấy nói trước đây những bà mẹ là những người phản đối nghiêm trọng nhất, bởi vì lớp An Thân mở trong khu vực sẽ làm ồn ào cả khu, sau đó khi hiểu rồi thì quay ra ủng hộ. Ông ấy nói những người phản đối nhất sau cùng sáng sớm lại toàn đến phụ nhặt rau. Cho nên mọi người chú ý, những người càng phản đối thì sau này có thể lại trở thành người bỏ ra nhiều nhất. Trong tiếng Mân Nam có câu: “người chê bai hàng mới là người muốn mua hàng”, bạn xem mua đồ, cái này không tốt chỗ nào, cái kia không tốt chỗ nào, họ chọn lựa rất kỹ càng, có thể lại chính là người thực sự muốn mua đồ. Bạn cũng đừng vì sự chọn lựa của họ mà không vui, “Tôi làm chuyện tốt mà còn bị mấy người nói này nói kia như vậy”, không nên như thế. Họ chỉ muốn thử xem bạn có thật lòng muốn làm hay không, nếu bạn thật lòng thì họ sẽ ủng hộ bạn. Thế nên vật lý dạy cho chúng ta, lực tác dụng và lực phản tác dụng là như nhau, người càng phản đối một khi chuyển qua lại trở thành người rất ủng hộ, xem bạn có biết cách mượn lực sử dụng lực hay không thôi?

Cho nên tình huống trong những khu vực này, chúng ta cũng không nên chỉ trách, cần phải ở bên con cái. Nếu như bạn thật sự bận đến nỗi không có thời gian ở bên con của bạn, tiền có thể không cần, thật sự phải vãn hồi vấn đề này của gia đình. Nói thực tế ra con người thực sự hiểu đạo lý rồi, nếu là tiền của bạn thì muốn chạy cũng không chạy được! Giả sử bạn vì kiếm tiền mà không có thời gian quan tâm con cái của mình, thì ván cờ cuộc đời bạn coi như đã thua rồi. Không dạy dỗ tốt con cái, sau này bạn có tiền thì làm gì? Có tiền mỗi ngày lại lo sợ con bạn tới lấy tiền của bạn, “người tính không bằng trời tính”.

Chị gái của tôi, tôi thường nói chuyện với chị ấy về quan điểm giáo dục con cái, sau đó chị ấy mang thai tới thời gian sau thì nghỉ việc. Kết quả là sau khi chị ấy nghỉ việc thì mẹ chồng rất lo lắng, thường nói rằng “Mẹ giúp con trông con, con mau tìm việc làm đi”. Có điều chị ấy lại nhẹ nhàng nói với mẹ chồng, vẫn kiên trì không đi làm. Xin hỏi mọi người, người mẹ dạy con thật tốt rồi, sức khỏe tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Thành tích tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Nhân cách lành mạnh tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Những cái này tiền có thể mua được không? Mua không được. Thế nên cái quý giá nhất đều không phải dùng tiền mua được. Mà anh rể tôi lại càng ngày càng kiếm được nhiều tiền, cho nên trong số ba chị em thì chị tôi giàu có nhất, mặc dù chị ấy không đi làm. Vốn là của chị ấy thì sẽ là của chị ấy. Tại sao? Một người có giàu có hay không thì phải nhìn vào phước báu mà người đó tu được. Chị tôi là người rộng rãi, có tiền là đem tặng, khi đó chị ấy có tiền thường nói làm nội trợ ở nhà cũng không mua sắm gì, đem tiền đưa cho tôi đi in “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”, đem cho tôi đi in sách. Kết quả có một lần chị ấy đi trung tâm mua sắm, vừa lúc nơi đó đang tổ chức rút thăm trúng thưởng, chị ấy có điền một tờ phiếu. Qua mấy ngày sau có người gọi điện thoại tới nói “Chị đã trúng thưởng một chiếc ô tô”, thế là chị tôi lái một chiếc ô tô trở về. Cho nên người cần “Lý đắc tâm an”, vốn là của bạn thì sẽ không chạy đâu mất được, không nên có những suy nghĩ lung tung, làm tốt bổn phận của mình, phước báu sau này sẽ vô cùng.

Đáp Nghi Giải Hoặc – Giáo Dục Con Cái

HỒI ĐÁP