[Hỏi] Đối với sự giáo dục con cái hay bồi dưỡng nhân viên cấp dưới đều nói tới cách giáo dục khen ngợi cái tốt, đề xướng trưởng thành trong sự khẳng định. Cái này liên quan đến làm sao khẳng định, làm sao biểu dương, làm sao khen ngợi? Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường có một cách nói là lời nói dối thiện ý, ví dụ như thoái thác yến tiệc, nói bản thân đã có hẹn. Nếu làm như vậy trước mặt con cái thì có thích hợp không?
[Đáp] Đây là 2 vấn đề. Thứ nhất là làm sao khẳng định, làm sao biểu dương, làm sao khen ngợi? Rất đơn giản, căn cứ vào đức hạnh trong kinh điển để khen ngợi. “Đệ Tử Quy”, “Luận Ngữ” đều là những kinh điển này. Tư tưởng, cử chỉ lời nói của đứa trẻ tương ứng với các đức hạnh Hiếu Đễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm Sỉ, nhân ái hòa bình thì bạn khen ngợi chúng. Khen ngợi đức hạnh thì hành vi của chúng sẽ không ngừng được gợi ý. Nhưng giả sử chúng ta thường xuyên khen ngợi: “Oa, con cái nhà ai mà xinh xắn quá!” vậy thì đứa trẻ đó sẽ luôn nhìn xem bản thân nó có xinh đẹp hay không. Khen ngợi tài hoa quá nhiều thì sẽ dễ ngạo mạn. Khen ngợi đức hạnh, khẳng định đức hạnh, tiến tới thì kỳ vọng đứa trẻ đó làm tốt hơn. “Con rất hiếu thuận, sau này phải làm tốt hơn nữa nhé”. Cho nên khẳng định đức hạnh rồi thì phải thêm sự kỳ vọng nữa. Như vậy thì sự khen ngợi này mới không dẫn dắt thành tác dụng xấu. Mọi người nghĩ mà xem, trẻ em bây giờ mà phê bình chúng, chúng có dễ dàng nghe lọt tai không? Tại sao? Lời nói hay nghe rất nhiều rồi thì lời phê bình nghe không lọt. Thế nên không thể khen ngợi tài hoa hay vật chất bên ngoài quá nhiều, những lời khen ngợi đó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt. Nên khen ngợi đức hạnh, khẳng định đức hạnh, cỗ vũ đứa trẻ làm tốt hơn.
Lại nữa, lời nói dối thiện ý thì có thể. Nhưng giả sử lời nói dối thiện ý đó lại tạo thành nhận thức lầm lẫn cho con trẻ thì không được. Trước tiên, lời nói dối thiện ý, cơ sở của nó là gì? Tuyệt đối không phải là muốn lợi dụng đối phương, lừa gạt đối phương, mà là lời nói dối thiện ý thiện xảo, đối với bản thân hay người khác đều không có bất kỳ tổn thương gì, lời nói dối như vậy thì được. Nhưng mà giả sử lời nói dối thiện ý đó lại tạo thành nhận thức lầm lẫn cho con trẻ thì không thỏa đáng.
Thực tình mà nói, cũng không cần nói dối. Bạn nói thoái thác yến tiệc phải làm sao? Bạn nói với người ta rằng: “Thật xin lỗi, tôi gần đây vừa học tập văn hóa truyền thống, cảm thấy không gì quan trọng bằng dạy dỗ con cái, có chuyện gì mà quan trọng hơn là việc dạy dỗ con cái của chính mình chứ, đúng không? Anh xem chúng ta đã vất vả hơn nửa đời người rồi, nếu như con cái bất hiếu, con cái sống xa xỉ, con cái không có đức hạnh, vậy chúng ta nỗ lực như vậy có giá trị gì chứ? Cho nên phải dạy con cho tốt, sau này về già mới có những tháng ngày an nhàn, mới có thể tự tại vui vẻ”. Nói như vậy có phải thuận tiện cũng nói cho người đó nghe điểm quan trọng này? Đó mới chính là bạn bè! Bạn bè phải đó đạo nghĩa! “Thiện tương khuyến”, chứ không phải bạn bè ăn nhậu. Bạn nhắc nhở anh ta, anh ta nói: “Đúng rồi, tôi sao lại không có nghĩ tới, anh nói rất có lý. Đưa cho tôi 2 cái đĩa về xem coi”. Ngược lại gieo một nhân duyên tốt, bạn cũng không cần phải đi lừa gạt anh ta. Sau đó thì nói với anh ta rằng: “Bây giờ tôi đã hẹn với con tôi mỗi ngày đều giảng cho nó 2 bài câu chuyện giáo dục đạo đức, tôi không thể không giữ lời với con cái được”. Chỉ cần là vì cha mẹ, con cái, gia đình thì không ai gượng ép bạn cả. Nếu thật sự mỗi ngày giảng cho con nghe 2 bài câu chuyện giáo dục, một năm là 700 bài. Hơn 700 vị thánh hiền đến nhà dạy bảo cho con bạn, dạy không tốt cũng khó. Sức mạnh quý ở chỗ phải liên tục duy trì, một hai ngày có lẽ bạn chưa nhìn thấy hiệu quả gì quá lớn, nhưng một hai tháng trôi qua thì sức mạnh đó sẽ vô cùng lớn mạnh. Nước chảy có thể làm đá mòn vậy.