[Hỏi] Bản thân tôi là giáo viên, đối đãi với học sinh cũng giống như thầy Tiêu nói đó, vừa thân thiết lại vừa nghiêm khắc. Nhưng mà mỗi lần trở về nhà nhìn thấy hai đứa con của mình thì tôi lại không thể thân thiết với chúng được. Bởi vì “Nghiêm khắc đối với bản thân, khoan dung đối đãi với người”, đối với con của mình thì áp lực dạy dỗ càng lớn hơn, chỉ sợ bản thân mình làm không tốt. Chồng tôi cười nói tôi giống như quân nhân đang “luyện binh” vậy. Hai đứa con chính là binh sĩ của tôi. Cho hỏi làm sao để tôi vừa là giáo viên vừa là phụ huynh của con mình, khống chế tốt chừng mực, làm tốt việc hoán đổi vai diễn, áp lực mới không nặng nề như thế nữa? Cảm ơn.

[Đáp] điều thứ nhất, áp lực từ đâu đến? Chính là sợ bản thân mình làm không tốt, có tâm được mất ở trong đó. Tâm được mất chính là thể diện, không giữ được thể diện, chồng vừa cười một cái là áp lực lại tới, đều đến từ sự so sánh. Con cái của chúng ta, chúng có tình trạng cá biệt của chúng, học sinh của có tình trạng cá biệt của học sinh. Mà từ bản thân chúng ta suy ngẫm ra, chúng ta khi đối diện với con cái mình và học sinh có cảm thấy giống nhau không? Sự chân thành và tình yêu thương giống nhau không? Hay là khi đối diện với con mình thì lại dễ dàng có cảm xúc? Nếu như khi bạn đối diện với con cái mình dễ dàng có cảm xúc thì đương nhiên sẽ làm thay đổi cảm xúc của con cái bạn.

Thế nên nói thực ra, dạy học ở trường hay dạy con cái ở nhà không có gì khác nhau hết. Về tâm lý đều phải chân thành đối diện. Đều phải nhắc nhở bản thân làm được “Quân, thân, sư”. “Quân” là lấy bản thân làm tấm gương; “Thân” tức là yêu thương bảo vệ chúng; “Sư” tức là dẫn dắt, nắm bắt các cơ hội để dạy bảo, hơn nữa còn căn cứ vào mỗi em mà có cách dạy bảo phù hợp. Thậm chí đến tình trạng của hai đứa con mình có thể cũng không giống nhau, phải dựa vào tình trạng cá biệt của từng đứa mà dẫn dắt, như vậy sẽ tốt hơn. Cho nên những tâm cảnh này, chúng ta phải quán chiếu để điều chỉnh, bản thân không nên có áp lực. Nếu bản thân có áp lực thì con cái chúng cũng có áp lực, những người xung quanh bạn cũng có áp lực. Phải tin vào con cái mình, sau đó tin rằng chỉ cần bạn dụng tâm làm đúng thì con cái của bạn từ từ sẽ ngoan hơn, không nên quá nóng vội hấp tấp.

Đáp Nghi Giải Hoặc – Giáo Dục Con Cái

CHIA SẺ
Bài viết trướcLàm Sao Để Con Cái Muốn Nghe “Đệ Tử Quy”?
Bài viết tiếp theoSử Dụng “Đệ Tử Quy” Như Thế Nào Để Giáo Dục Trẻ Nhỏ?
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP