Giáo dục nhân quả không thể nào xem thường, trong An Sĩ Toàn Thư có hai câu nói, Châu An Sĩ nói “người người tin nhân quả là cái đạo để trị thiên hạ vậy, người người không tin nhân quả là cái đạo thiên hạ đại loạn vậy”. Hai câu nói này thật hay, là lời thật! Nhân quả quan hệ loạn trị của xã hội này, bạn nói xem quan trọng cỡ nào! Cho nên Trung Quốc vào thời xưa, trường học tuy là không thể phổ biến, không phổ cập, không như hiện tại, thế nhưng giáo dục phổ cập dùng phương pháp gì vậy? Lấy dạy làm vui, người hiện tại chúng ta gọi là biểu diễn văn nghệ. Nội dung biểu diễn, trong đó gọi là xướng ca nghệ thuật, đọc sách, hý kịch, vũ điệu, thi ca, trong đó đều là nói luân lý, đạo đức, nhân quả. Hội miếu trong nông thôn, Phật Bồ-tát thần tiên, những lễ tiết này đều có biểu diễn. Nội dung trong những biểu diễn này đều không ngoài trung hiếu tiết nghĩa, đều không ngoài làm thiện có quả thiện, làm ác có ác báo. Đó là nhận giáo dục, bố trí phần cứng. Người xưa thông minh, mỗi nhà đều có từ đường. Ngày trước là đại gia đình, không phải là tiểu gia đình, một thôn trang chính là người một nhà, không có phân chia. Khi tôi còn nhỏ, trong nhà tôi nghèo cùng khó khăn, nhờ vào người cô. Người cô gả cho Uyển gia. Uyển gia là đại gia tộc, anh em mười người không phân chia. Đó là trước kháng chiến, người trong đại gia đình nhân khẩu nhiều. Vào lúc đó Uyển gia cũng đã suy rồi, tuy là suy vẫn có hai ba trăm người. Đại gia đình thông thường 500 người là bình thường, hưng vương thì 700-800 người, đó là một nhà. Cho nên tề gia sau mới trị quốc, trị quốc thì sau bình thiên hạ. Hiện tại nói nhà không có người hiểu, bạn chưa hề xem thấy, cũng chưa hề nghe nói qua. Cho nên gia đình lớn đến như vậy, nếu như không có qui củ thì làm sao được chứ?