Giáo học thế gian và xuất thế gian đều lấy hiếu đạo làm căn bản. Nay chúng ta nói giáo dục thất bại, thất bại ở chỗ nào? Thiếu căn bản! Trong nhà trường chẳng dạy hiếu đạo, đó là giáo dục triệt để thất bại. Con người chẳng hiếu thảo với cha mẹ, sẽ chẳng thể tôn trọng thầy. Chẳng hiếu thảo với cha mẹ, chẳng tôn trọng thầy, chắc chắn sẽ không trung với quốc gia, chẳng yêu thương dân chúng, chẳng thể nào! Sau khi học thành sẽ như thế nào? Tự tư tự lợi. Ai nấy đều cầu lợi ích cho bản thân, lẽ đâu quốc gia và xã hội chẳng loạn? Đôi bên tranh giành lợi lộc. Giáo dục xưa kia là bỏ mình vì người, cầu gì? Cầu xã hội an hòa, lợi lạc, cầu điều này, chẳng cầu vì cá nhân, nhấn mạnh “hy sinh mình vì người khác”. Gia tộc xưa kia là đại gia tộc, hiện thời là tiểu gia đình. Trong đại gia tộc, quan niệm luân lý, đạo đức vô cùng trọng yếu. Chẳng có điều ấy, sẽ không thể duy trì, gia tộc ấy sẽ rối loạn. Do hiện thời những chuyện này đều bị bỏ sạch, đã bị bỏ sạch thì làm sao? Chỉ có duy nhất tiểu gia đình. Tiểu gia đình vẫn có vấn đề, vấn đề ở chỗ nào? Quý vị thấy [trong xã hội tỷ lệ] ly hôn bao nhiêu? Nếu quý vị hỏi do nguyên nhân nào ư? Chẳng có giáo dục! Chẳng biết mối quan hệ giữa con người với nhau! Vợ chồng có quan hệ gì? Cha con có quan hệ gì? Anh em có quan hệ gì? Thảy đều không có. Ta có lợi, ta có tiền, chỉ thấy mối quan hệ ấy. Trừ danh lợi ra, những thứ khác đều chẳng đáng quan tâm, đáng sợ quá! Đáng ngán lắm, đáng kinh hãi quá! Chỉ mưu cầu lợi! Vì thế, đấy là chỗ thất bại triệt để trong giáo dục.

Nhưng giáo dục đã phạm sai lầm ngần ấy năm, nay mọi người đều chẳng giác ngộ, cứ tưởng sự phát triển trong hiện thời là bình thường, không biết quay đầu; [cứ nghĩ] quay đầu là lạc hậu, là giáo dục phong kiến. Do đó, nhất định là có đại tai nạn. Sau khi đại tai nạn đã xảy ra, người ta sẽ suy nghĩ cẩn thận, nghĩ xem nguyên nhân nào khiến cho tai nạn phát sanh? Lại đi tìm cội rễ, tìm đến cuối cùng, vẫn thấy giáo dục của cổ nhân là đúng. Trong đại tai nạn ấy, người trên thế giới chết từ một nửa đến hai phần ba, con người mới giác ngộ, mới tỉnh ngộ. Không có tai nạn như vậy, sẽ mê hoặc, điên đảo, vĩnh viễn chẳng thể quay đầu. Trong những lãnh tụ trên thế giới hiện thời, tôi rất bội phục ông Lý Quang Diệu, Lý Quang Diệu có tầm nhìn xa. Do vậy, tại Tân Gia Ba, trong trường học, [học trò phải] học cổ thư Trung Hoa, học Phật học. Nhà trường có môn học về Phật học. Chúng tôi chỉ nghe nói ông ta tán thán văn hóa cố hữu của Trung Hoa. Tôi nghe các đồng tu Tân Gia Ba kể: Ông Lý Quang Diệu từng nói trên TV và radio, ông ta rất nuối tiếc là chính mình được giáo dục theo kiểu Anh. Ông ta nói nếu mình được giáo dục theo cách giáo dục truyền thống của Trung Hoa, thành tích chánh trị của Tân Gia Ba hiện thời phải vượt xa rất nhiều lần. Đây cũng là từng hứng chịu nỗi đau thê thảm về mặt giáo dục, quay lại phản tỉnh, có chút nhận thức nền văn hóa Trung Hoa.

Hòa thượng Tịnh Không giảng
CHIA SẺ
Bài viết trướcTrẻ Em Từ Bé Phải Có Quy Cũ
Bài viết tiếp theoGiáo Dục: Tại Sao Thế Giới Sụp Đổ?
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP