Hôm nay tôi nghe học trò nói, đây không phải là tin mà là sự thật, một bà lão có năm đứa con, lớn tuổi rồi, không có đứa con nào nuôi mẹ, khiến cho người mẹ này đói mà chết, chánh phủ biết được việc này, kết tội năm người con, người con lớn 2 năm, những người còn lại là 1 năm. Như thế còn ra thể thống gì? Nếu là pháp luật ngày xưa, thì năm người con này đều chịu tội tử hình, đây là đại bất hiếu, điều này thật đáng sợ! Pháp luật thời xưa, có một điều luật gọi là thân quyền xử phận. Khi tôi còn nhỏ, đã được nghe danh từ này, cho nên rất có ấn tượng. Ấn tượng này đúng ra là quên từ lâu rồi. Có lần thầy Lý giảng kinh, giảng đến đoạn này, thầy hỏi tôi, thầy có biết không? Tự nhiên tôi nhớ ra, có ấn tượng này. Vào năm dân quốc thứ hai mấy đó, trước thời kháng chiến, hình như năm dân quốc thứ 21-22 thì bị xóa bỏ. Thân quyền xử phận nghĩa là thế nào? Cha mẹ đến pháp viện thưa kiện con cái nói rằng, đứa con này của tôi bất hiếu, yêu cầu quí vị xử tử nó. Lập tức bị tử hình, không thể chối cãi được. Đó là thân quyền xử phận. Người thương yêu con cái nhất là cha mẹ, ngay cả cha mẹ cũng không chấp nhận mình, người này còn làm người được chăng? Cho nên người thời xưa chẳng dám bất hiếu, bên ngoài cũng phải đóng giả một chút, không đóng giả, cha mẹ kiện ra quan tòa thì mất mạng ngay, không thể chối cãi, lập tức chấp hành. Hình phạt này có lợi đối với sự an định của xã hội, bị xóa bỏ thật đáng tiếc. Dần dần những pháp lệnh quy tắc giữ gìn xã hội an định, bị xóa bỏ hết, xóa bỏ nên thiên hạ đại loại. Bất hạnh nhất là xóa bỏ nền văn hóa truyền thống, quí vị xem, nhà Nho bị xóa bỏ, nhà Đạo bị xóa bỏ, Phật giáo cũng bị xóa bỏ. Sự ảnh hưởng này ảnh hưởng đến ngày nay, ảnh hưởng xã hội loạn động, miên viên không thể khôi phục được trị an. Ảnh hưởng lớn hơn nữa là sơn hà đại địa, ngày nay gọi là thiên tai tự nhiên. Thiên tai tự nhiên từ đâu có? Do ảnh hưởng ý niệm bất thiện, điều này chúng ta chảng thể không biết. Thích Đạo Nho đối với nền văn hóa truyền thống, chúng ta dùng cách nói thông thường, là ba đạo này có công đức lớn. Chẳng những giúp cho xã hội an định, mà còn giúp cho nền luân lý đạo đức nâng cao; giúp cho con người khi khởi tâm động niệm, không dám có ý niệm bất thiện, không dám có hành vi bất thiện. Đôi khi luân lý đạo đức không thể kềm chế được, thấy danh cao lợi nhiều, biết là không đúng, nhưng vẫn động tâm, vẫn dám làm, nên gọi là thấy lợi tối con mắt. Biết là sai, nhưng lợi ích này quá lớn, vẫn tham, vẫn dám làm. Nhưng nếu thật sự thông đạt nhân quả báo ứng thì không dám làm, danh vọng cao cỡ nào, lợi ích nhiều cách mấy cũng không dám nhận, người này biết rõ, có được một ít lợi trước mắt, nhưng hậu quả không thể lường được, chịu hậu quả gì? Tam đồ địa ngục.

Sau khi những thứ này bị xóa bỏ, xã hội bị loạn động, không thể khôi phục trở lại như xưa nữa. Người xưa dùng phương pháp này để giáo hóa chúng sanh đã mấy ngàn năm rồi. Đất nước lớn, dân tộc đông, mấy ngàn năm rồi vẫn trường trị cửu an. Trên thế giới có nhiều vị học giả, chuyên gia, nghiên cứu về lịch sử đông phương, họ rất nể và khâm phục TQ, đất nước này trị cách nào, mà có thành quả tốt như vậy. Họ không biết rằng người TQ hiểu được nền giáo dục, giáo dục mới là biện pháp cơ bản nhất.

Hòa thượng Tịnh Không giảng
CHIA SẺ
Bài viết trướcTrẻ Nhỏ Vào Thời Cổ Được Giáo Dục Rất Nghiêm Ngặt
Bài viết tiếp theo“Phá Một Góc Thành” Là Gì!
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP