Thời xưa đề xướng nền giáo dục ưu mỹ nên tâm người xưa nằm trong phạm vi luân thường đạo đức

Thời xưa, trong quá khứ do chánh phủ nỗ lực, đề xướng nền giáo dục ưu mỹ, tốt đẹp, nên tâm người xưa nằm trong phạm vi luân thường đạo đức. Tuy quý vị có rất nhiều niệm lự (tức vọng tưởng), nhưng vọng tưởng có phạm vi, chẳng vượt quá những phạm vi ấy, nên xã hội có thể đạt đến an ninh, hòa bình. Giềng mối đạo đức có thể duy trì cho đến hiện tại là nhờ vào từ đường. Bất cứ dân tộc quốc gia nào trên thế giới cũng không có từ đường, chỉ có người Á đông mới có từ đường; nay lại muốn dẹp bỏ từ đường. Nói cách khác, căn bản của người dân bị dao động, nếp suy nghĩ của mọi người không có phạm vi, chẳng có chuẩn tắc. Trước kia, chuẩn tắc dựa theo Nho gia, lấy Tứ Thư, Ngũ Kinh làm tiêu chuẩn, nếp suy nghĩ chẳng thể vượt khỏi những tiêu chuẩn ấy. Do lấy chúng làm phạm vi, nên chúng trở thành phạm vi đạo đức. Hiện thời, phạm vi đạo đức này bị đả phá.

Nói cách khác, hiện thời không có nguyên tắc, chẳng có phạm vi, còn làm gì được nữa! Những học thuyết lạ lùng, những dị đoan xuất hiện khắp nơi. Trước kia thì không được! Trước kia, nếu ngôn luận, trước tác nào phản kháng giềng mối đạo đức Nho gia, chánh phủ sẽ ngăn cấm, chẳng cho phép lưu thông. Trong Phật pháp, những thứ gì trái nghịch Đại Thừa Phật pháp thì chúng là dị đoan, cũng chẳng được phép lưu thông. Hiện thời, nói là “dân chủ, tự do”, không còn hạn chế nữa! Do vậy, bao nhiêu là “tôn giáo” mới xuất hiện, dị đoan, tà thuyết, giống như trong kinh Lăng Nghiêm đã nói: “Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”. Tư tưởng đã loạn thì thiên hạ cũng loạn. Ví như trong đoàn thể chúng ta, nếu mỗi người nghĩ một cách, mỗi người làm một kiểu, làm sao đoàn thể của quý vị không loạn cho được? Trong đoàn thể của quý vị, mỗi người chỉ có một kiểu nghĩ, cùng một cách làm, đoàn thể ấy nhất định phục hưng, đó là đạo lý rất rõ rệt vậy!

Hòa thượng Tịnh Không giảng
CHIA SẺ
Bài viết trướcNếu Chẳng Đọc Sách Thánh Hiền Thì Luống Uổng Một Đời Này
Bài viết tiếp theoLuận Về Giáo Dục Gia Đình – Thi Kệ Toát Yếu
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP