Tại sao người xưa tuy chẳng học hành nhưng ai cũng biết hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương anh em?

Hiện thời, chúng ta thấu hiểu rất sâu điều này. Trong xã hội vào thời cổ, dẫu là người chẳng đi học, không biết chữ, cũng đã tiếp nhận sự giáo huấn về luân lý và đạo đức, do phong tục tập quán của xã hội đã dưỡng thành một quan niệm về luân thường đạo đức cho người từ thuở bé. Tuy chẳng học hành, không biết chữ, người ấy biết hiếu thuận với cha mẹ, biết nhường nhịn, yêu thương anh em, xử sự, đãi người, tiếp vật đều biết chừng mực.

Hiện thời, nhìn từ bề ngoài, [sẽ thấy là] giáo dục phổ cập, gần như mỗi cá nhân đều được tiếp nhận sự giáo dục, nhưng chẳng có quan niệm luân thường, thiên hạ đại loạn, nguyên nhân ở chỗ nào? Trong nền giáo dục xưa kia, tông chỉ giáo dục là dạy chúng ta làm người như thế nào. Nền giáo dục hiện thời chẳng dạy quý vị làm người như thế nào, mà là dạy quý vị kỹ thuật, làm cách nào để kiếm tiền trong xã hội, là nền giáo dục chú trọng hiệu quả và lợi ích bất kể thủ đoạn. Giáo dục xưa kia được gọi là nền giáo dục thánh hiền, nhằm mục đích dạy quý vị làm thánh nhân, làm hiền nhân. Chẳng giống như hiện thời, mục tiêu của giáo dục hiện thời chẳng nhằm dạy quý vị làm thánh hiền, khác hẳn! Thánh hiền được kiến lập trên cơ sở làm người. Vì thế, người thuở trước biết hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng thầy. Học trò hiện thời phê bình thầy, làm thầy khó lắm! Với tâm thái như thế, thầy còn có thể dạy học trò hay chăng? Có còn mong muốn dạy học trò hay không? Sư đạo chẳng có, nói cách khác, chẳng biết làm người như thế nào, chẳng có ai dạy! Mong cho xã hội chẳng loạn, chẳng thể nào được! Do đó, ở trong xã hội này mà nói pháp môn thành Phật, thành Bồ Tát, quá khó khăn! Ai chịu tin tưởng? Phàm nhân mong lợi ích ngay trước mắt; hễ hơi xa xôi một chút, chừng mấy tháng sau, hoặc một hai năm sau [mới thấy lợi ích], họ chẳng muốn! Họ mong đạt được lợi ích ngay lập tức. Vì thế, họ chẳng thể tiếp nhận, chẳng thể tin tưởng.

Hòa thượng Tịnh Không giảng
CHIA SẺ
Bài viết trướcLuận Về Bát-Chánh
Bài viết tiếp theoNếu Chẳng Đọc Sách Thánh Hiền Thì Luống Uổng Một Đời Này
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP