Trong Thi Kinh có nói “Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao”, cha mẹ ông ấy đã qua đời rồi, ông cảm thấy rất bi ai, không còn được hiếu thuận cha mẹ, về tới nhà không còn cha mẹ để phụng dưỡng, hình như không phải về nhà vậy, cho nên ông hướng về đất trời mà thở than, ơn cha mẹ sâu dày như đất trời, muốn báo đáp cũng không báo hết, bây giờ không còn cơ hội nữa. Khi cha mẹ chúng ta già, quả thật trên thân thể cha mẹ, lại khiến chúng ta nhớ lại tình cảnh hồi mình còn nhỏ, hồi còn nhỏ cha mẹ chăm sóc, bây giờ cha mẹ già rồi, khả năng sinh hoạt yếu rồi, trở thành chúng ta phụng dưỡng họ, giống như cha mẹ chăm sóc chúng ta hồi còn nhỏ vậy, đây là sự sắp đặt hết sức dụng tâm khổ cực của ông trời.

Có 1 cụ già đã tâm sự thế này: “Khi cha già rồi, không còn là cha như lúc đầu, xin hiểu cho cha, đối với cha kiên nhẫn 1 chút”. Cụ già có thể trong cuộc sống cử động hơi chậm, ví dụ đi đứng, ăn cơm, những điều này chúng ta đều phải cảm thông thấu hiểu. “Khi cha làm đổ cơm canh lên quần áo mình, khi cha quên mất cách cột dây giày, xin nhớ lại hồi xưa cha đã từng cầm tay con chỉ bảo ra sao”. Quả thật khi chúng ta đọc được đoạn này, nhớ lại quá trình trưởng thành của mình, ăn cơm không biết ăn, đều do cha mẹ cầm tay chúng ta chỉ bảo như vậy, giúp chúng ta học vài kĩ năng, kể cả việc cột dây giày cũng là do cha mẹ dạy. “Khi cha nói đi nói lại những lời mà con nghe đã chán, xin kiên nhẫn nghe cha nói, đừng ngắt lời cha; hồi con còn nhỏ, cha không thể không kể đi kể lại những câu chuyện cha đã kể qua mấy trăm mấy ngàn lần, cho đến khi con ngủ thiếp đi”. Tuổi thơ của chúng ta có được tình thương và sự kiên nhẫn như vậy của cha mẹ, mới giúp chúng ta trưởng thành. “Khi cha cần con giúp cha tắm rửa, xin đừng ghét bỏ, đừng chỉ trích cha, có còn nhớ cảnh hồi còn nhỏ cha đã nghĩ muôn phương ngàn kế dỗ con đi tắm không?”. “Khi cha không hiểu về những kĩ thuật mới hoặc sự vật mới, xin đừng cười chê cha, nhớ lại hồi đó cha đã kiên nhẫn trả lời mỗi câu hỏi tại sao của con ra sao”. “Khi đôi chân cha đã mệt mỏi không còn đi đứng được, xin đưa đôi tay mạnh khỏe trẻ trung của con ra để dìu cha, giống như hồi còn nhỏ cha đã dìu con khi con tập đi”. Chúng ta tập đi, không biết đã thất bại bao nhiêu lần, đều có cha mẹ bên canh mói có thể đi vững vàng từng bước, đây đều là lúc chúng ta nên cảm ơn báo ơn. “Khi cha đột nhiên quên mất chủ đề cuộc nói chuyện của chúng ta, xin hãy cho cha ít thời gian để nhớ lại, thực ra đối với cha mà nói, nói chuyện gì cũng không quan trọng, chỉ cần con có thể ở bên cạnh nói chuyện cùng cha, cha đã rất mãn nguyện rồi”. “Khi con thấy cha đang dần già đi, xin đừng đau thương; hãy hiểu cha, ủng hộ cha, giống như khi con bắt đầu học cách nên sống thế nào, cha đã đối với con như vậy”. “Hồi trước khi cha dẫn dắt con trên con đường đời, bây giờ xin hãy cùng cha đi hết đoạn đường cuối cùng, cho cha tình thương và sự kiên nhẫn của con, cha sẽ đáp trả bằng nụ cười cảm kích, trong nụ cười đó lắng đọng tình thương vô bờ của cha đối với con”.

Chúng ta đọc được bài văn này, trong lòng hết sức xúc động, nếu như để cha mẹ chúng ta nói ra những lời như vậy, thật sự cảm thấy mình quá bất hiếu, nhất định đã khiến ông bà cụ buồn lòng lắm rồi, họ mới nói ra những lời như vậy. Nếu như chúng ta thực sự cảm ơn cha mẹ, biến nó thành hành động, sẽ hết sức thấu hiểu từng điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của họ, làm sao còn để họ nói những lời vô vọng như vậy?

Trích “Học Tập Chia Sẻ Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn”

CHIA SẺ
Bài viết trướcCẫn Mẫn Giúp Ta Vươn Xa Hơn Trong Các Việc Làm
Bài viết tiếp theoCó Thể Hứng Lấy Phân Tiểu Của Cha Mẹ, Đó Là Niềm Hạnh Phúc Của Quý Vị
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP