“Sách cổ là viết bằng văn ngôn văn, nên tôi cố gắng khuyên người, khuyên những người trẻ, phát đại tâm, cứu vớt văn hóa truyền thống. Làm sao để cứu? Là học văn ngôn văn. Hy vọng quý vị có thể bỏ ra thời gian ba năm, là đủ rồi, thì quý vị có đủ năng lực đọc văn ngôn văn. Khi đó, quý vị là người kế thừa truyền thống văn hóa, thì tốt rồi!”
Phật Bồ-tát, Khổng Tử, Mạnh Tử, những chuyên gia học giả của Đạo gia, tuy quý Ngài không như vô vi pháp trong kinh Phật, nhưng quý Ngài tiếp cận với vô vi pháp, cao hơn học thuật của phương Tây. Vô cùng đáng tiếc, hiện nay không có người kế thừa. Nhiều năm qua, mười phương cúng dường cho tôi không nhiều, rất ít, cả đời tôi không hỏi người để cần tiền, nếu tôi có tiền cũng không có chỗ dùng. Những năm đầu, tiền cúng dường tôi tích lũy lại để in kinh sách, in Đại Tạng Kinh, in Tứ Khố Toàn Thư, Tứ Khố Hội Yếu. Tứ Khố Toàn Thư do Báo Thương Mại in, tôi đã mua 112 bộ. Tứ Khố Hội Yếu là do Nhà Sách Thế Giới in, tôi đã mua hơn 300 bộ. Mua những sách đó để làm gì? Chính tôi không xem, mà tôi sợ tương lai những bộ sách này sẽ mất đi. Nếu để mất đi, thì văn hóa 5000 năm của Trung Hoa bị diệt rồi, rất là đáng tiếc! Cho nên tôi mới in nhiều, có tiền thì in. In rồi thì làm sao? Tôi tặng cho thư viện của trường Đại học, thư viện quốc gia các nước ngoài để cất giữ, họ đều yêu thích. Đấy là thứ gì? Là kho báu, để những bộ sách ấy có thể không bị mất đi trên địa cầu, dù cho đại tai nạn xảy ra, cũng lưu lại được vài bộ hoàn chỉnh cho chúng ta. Tôi là dụng tâm như vậy.
Những năm ra nước ngoài, bởi tôi có mối quan hệ với những trường học, thường hay đến các trường học để xem xét và phỏng vấn, nhìn thấy Tứ Khố Toàn Thư của chúng ta để trong tủ sách. Tôi hỏi nhân viên quản lý, có người xem hay không? Không có. Có người đến mượn hay không? Không có. Phiền não của tôi sanh khởi rồi, bảo tồn thì bảo tồn thôi, nếu như không có người có thể đọc, thì sách ấy cũng là phế sách, không khởi tác dụng. Phải làm sao đây? Sách cổ là viết bằng văn ngôn văn, nên tôi cố gắng khuyên người, khuyên những người trẻ, phát đại tâm, cứu vớt văn hóa truyền thống. Làm sao để cứu? Là học văn ngôn văn. Hy vọng quý vị có thể bỏ ra thời gian ba năm, là đủ rồi, thì quý vị có đủ năng lực đọc văn ngôn văn. Khi đó, quý vị là người kế thừa truyền thống văn hóa, thì tốt rồi!
Mục tiêu của tôi thay đổi rồi, tôi không in kinh nữa, hiện nay tiền cúng dường, tôi đem xây dựng trường học, tại nước Anh, tôi cùng với Đại học Xứ Wales lập ra Viện Hán Học, đã khai giảng được một năm rồi, năm nay là học kỳ thứ ba, ngoài ra còn giúp họ mở lớp học Tiến sĩ Hài Hòa, khóa học Tiến sĩ Hài Hòa là học điều gì? Là Tôn giáo học. Hoàng Tử và Hiệu trưởng, hai người ấy đưa ra ý tưởng này, nói với tôi, mong muốn mỗi một tôn giáo phái hai học sinh và một Giáo sư, bởi vì chúng ta không có sở trường chuyên môn, nên không làm sao giảng kinh điển của họ được, phải đào tạo giảng viên.
Hiện nay các tôn giáo trên thế gian này, người thâm nhập nghiên cứu thật sự đối với kinh điển không nhiều, đều chỉ là biết đọc kinh, còn ý nghĩa trong kinh ra sao thì không biết, đó gọi là mê tín. Nên chúng ta phải giúp tôn giáo quay về giáo dục, khiến mỗi tôn giáo đều có Lão sư rất tốt, đi ra để dạy học, họ có học vị Tiến sĩ, họ có tư cách của Giáo thọ. Được như vậy, thì giúp tất cả tôn giáo toàn thế giới khôi phục trở lại, đó là việc tốt. Cho nên, tôi rất tôn kính đối với hai vị học giả, là Hoàng Tử và Hiệu trưởng, tôi nói với hai người ấy: quý vị phát tâm làm việc lớn này, thì quý vị sẽ được thần của tất cả tôn giáo bảo hộ, Thượng Đế của tất cả tôn giáo hộ trì. Tôi nói thọ mạng của họ sẽ rất dài, phước báo càng ngày càng lớn. Lời tôi nói với họ là chân thật, không phải là giả.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2019 (Tập 1)
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng