[Hỏi] Xin hỏi, “Học một câu, làm một câu” nên lý giải ra sao và thực hành như thế nào?

[Đáp] Có một câu nói mọi người đều khá quen thuộc, chính là “Việc học như lái thuyền ngược dòng, không tiến ắt lùi”. Vậy khi nào có sự tiến thoái? Khi chúng ta tiếp xúc với học vấn mà tâm thái không đúng, thì đang thoái lui. Ví dụ nói, chúng ta học câu này “Tự trách mình trời yên bể lặng, oán trách nhau trời đất ngả nghiêng”, câu nói này cho ai làm? Bởi vì bình thường khi tôi trao đổi với một số bạn bè, vừa tan học, họ đã rất khích động mà chạy tới trước mặt tôi: “Ôi chao, thầy Thái à, tiết học này sao tôi lại không đưa chồng mình tới chứ, tiết học này anh ấy là cần phải nghe nhất; ôi trời, con trai tôi sao tôi không sống chết kéo nó tới đây chứ, thật tiếc quá, nó phải nên nghe tiết học này nhất nè”. Cho nên nghe rất nhiều bạn đều cảm thấy người bên cạnh mình phải nghe, chỉ có một người không cần nghe, mọi người biết là ai không? Chỉ có bản thân họ không cần nghe. Cho nên khi có tâm thái học tập như vậy, tất cả những đạo lý này họ đều đem ra yêu cầu ai? Yêu cầu người khác. Chỉ thấy lỗi lầm của người khác, học vấn của họ đã đang xuống dốc rồi.

Khổng Lão Phu Tử nói: “Quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân”. Quân tử khi gặp sự việc, chữ “chư” này nghĩa là “đối với”, quân tử yêu cầu đối với chính mình, bản thân mình có chỗ nào làm không tốt. “Tiểu nhân yêu cầu đối với người khác”. Xảy ra chuyện gì, đều là họ sai, đều là lỗi của họ, đều không phải mình sai. Quý vị, ai là quân tử, ai là tiểu nhân? Một người trước hết phải nhìn rõ chính mình mới có thể nhìn rõ người khác. Chúng ta 24 tiếng đồng hồ sống với chính mình, đối với bản thân còn nhìn không rõ ràng, chúng ta có thể thật sự nhìn rõ người khác sao? Đây là vấn đề thứ nhất.

Vấn đề thứ hai, khi bản thân chúng ta còn chưa tốt, chúng ta đi bình luận người khác, người ta có chấp nhận được không? Gọi là “Muốn luận người phải luận mình trước”, sau khi chúng ta học rồi cứ đi bình luận người khác, sẽ bị phản tác dụng. Thật sự chính mình làm tốt rồi, mới có tư cách đi nói người khác. Nhưng thật ra mà nói, đạo pháp tự nhiên, bản thân chúng ta thật sự làm tốt rồi, các bạn không nói người khác, cũng đã cảm động đến họ rồi. Bởi vì chánh kỉ tự nhiên có thể hóa nhân.

Nhưng chúng ta bây giờ còn chưa chánh kỉ, đã gấp gáp hóa nhân, người ta không thể chấp nhận. Quân tử và tiểu nhân chỉ ở giữa một niệm của chúng ta, kiểm điểm chính mình, quân tử; chỉ trích người khác, tiểu nhân. Những câu này có rất nhiều trong “Luận ngữ”, trước đây khi tôi đọc “Luận ngữ” luôn đọc thế này, quân tử, quân tử, quân tử… (nghĩ tới chính mình); tiểu nhân, tiểu nhân, tiểu nhân… (nghĩ tới người khác), đọc điên đảo mất rồi. Cho nên quân tử và tiểu nhân đều đang nói chính mình, “quân tử trọng nghĩa”, thời thời luôn nghĩ tới bổn phận của mình, đạo nghĩa của mình là gì; “tiểu nhân trọng lợi”, tiểu nhân thời thời luôn nghĩ về lợi ích của mình là gì, họ sẽ không nghĩ cho người khác trước. Tâm thái học tập của chúng ta là tự mình làm trước, tâm thái này đúng rồi, phía sau mới đúng, vừa bắt đầu phương hướng đã sai rồi, học thế nào cũng không vào được cửa.

Ở đây nói tới “học một câu, làm một câu”. Nếu như chúng ta học rồi không làm, thì sẽ biến thành tri thức, tích lũy được một đống tri thức, đối với tâm linh của chính mình có bị ảnh hưởng không? Có đấy. “Không thực hành, chỉ biết học…”, “Tứ thư” đọc thuộc không ít, “vốn phú quý, hành theo phú quý”, đọc rất là hay, “ăn cơm thô uống nước lã, gập tay làm gối”, ăn cơm thô uống trà nhạt, “gập tay làm gối, vẫn vui trong việc đó”. Lời của Khổng Tử họ đều thuộc làu làu, sau đó cơm dưa đậu hũ bưng cho họ, họ nói: “Thịt kho đâu rồi?”, họ vẫn phải ăn thịt cá thịnh soạn, những ngày thật sự thanh đạm họ sống không nổi, vậy những câu họ đọc ra đó sẽ khiến người khác muốn ói mà. Người ta nhìn chướng mắt nhất là những người nói một đường làm một nẻo. Cho nên chúng ta học rồi mà không làm, chẳng phải sẽ biến thành nói một đường làm một nẻo sao.

Hơn nữa, tích lũy nhiều rồi, chúng ta sẽ không nói là đạo đức học vấn nữa, chỉ là học lực mà thôi. Học lực và đạo đức học vấn bây giờ không phải là dấu bằng, học lực đại diện cho sự tích lũy tri thức kĩ năng khá là nhiều, không phải đạo đức học vấn khá nhiều. Còn kĩ năng tri thức tích lũy rồi thì dễ bị ngạo mạn, chúng tôi đã từng nghe nói, ở Bắc Kinh có một thông tin tuyển dụng, trên đó có một ô lớn viết là “Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh miễn dự tuyển”. Mọi người có nghe qua ví dụ này chưa? Nhà doanh nghiệp tại sao phải viết ra thông tin như vậy? Tức là học ở trong những học phủ rất cao, còn chưa bước ra xã hội, tâm ngạo mạn đã tăng trưởng rồi. Bởi vì tri thức họ học còn chưa dùng vào cuộc sống, chưa dùng để phục vụ đại chúng, thậm chí họ học tri thức đều chỉ nghĩ tới làm sao giúp họ kiếm tiền. Hình như cũng trong một học phủ rất cao, học sinh có viết rằng: Lương mỗi năm 60.000 tệ trở xuống miễn bàn. Họ còn sa thải cả ông chủ nữa, họ còn chưa bước ra cổng trường đã cảm thấy mình có thể sa thải ông chủ rồi. Nếu như quý vị là ông chủ, quý vị dám dùng họ không?

Cho nên “học một câu, làm một câu”, mới có thể thật sự nâng cao học vấn của bản thân, và trong quá trình làm đó, tâm cảnh sẽ nâng cao lên. Khi tâm cảnh vừa nâng cao, quý vị xem lại kinh điển, những điểm ngộ sẽ càng nhiều. Cho nên một người tại sao trí huệ có thể không ngừng tăng trưởng, điều chủ yếu nhất là họ y giáo phụng hành. Họ thật sự thực hành, sau khi tâm cảnh của họ khế nhập, tâm cung kính, tâm cẩn thận sẽ dùng ở tất cả mọi nơi, đây là đem câu giáo huấn này biến thành tâm của họ, vậy họ sẽ được thọ dụng lớn. Các bạn chỉ học mà không làm thì không thể nội hóa, chỉ là nói trên miệng mà thôi.

Lấy một ví dụ, “Đệ tử quy” nói “Bưng đồ vật, phải cẩn thận”, thời gian đó họ luôn “bưng đồ vật, phải cẩn thận”. Họ bưng ly nước, dần dần tính cẩn thận của họ sẽ hình thành. Họ đi đứng cũng vậy, làm bất kì động tác nào cũng vậy, thái độ cẩn thận cung kính của họ sẽ hình thành, quý vị coi câu kinh văn này có thể thọ dụng bao lớn. “Đông làm ấm, hạ làm mát”, sau khi thấu hiểu nhu cầu của cha mẹ, thấu hiểu nội tâm của cha mẹ, đứa trẻ này cả đời đã vững vàng bất bại rồi. Tại sao? Bất luận họ theo đuổi ngành nghề nào, đều là ngành nghề phục vụ đại chúng, họ biết thấu hiểu mọi người, quan sát tinh tế, họ đã vững vàng bất bại rồi, họ làm gì cũng đều dụng tâm cảm nhận nhu cầu của đối tượng họ phục vụ.

“Đệ tử quy” mở ra mỗi một câu, đều có liên quan tới gia đạo sau này của con trẻ, đều có liên quan tới sự thành bại trong việc xây dựng sự nghiệp của chúng. Tại sao? Bởi vì mỗi một câu chỉ cần chúng đi thực hành, thì tâm tánh, tâm cảnh của chúng sẽ hình thành, thực sự đem “Đệ tử quy” thực hành trong trường học, 10 năm, 15 năm, 20 năm sau, tôi dám đảm bảo với quý vị thầy cô là, học trò của quý vị nhất định sẽ quay lại trường, cầm theo lễ vật, cảm ơn thầy cô: “Khi em học đại học, khi đi làm, em đối nhân xử thế tiếp vật không giống với các bạn mình. Họ đều hỏi em, bạn học với ai vậy? Ngay cả chủ quản của em cũng nói, em đối với lãnh đạo đều rất cung kính, khi làm việc cũng dũng cảm nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp, em học với ai vậy?”. Lúc này con cái quý vị, học sinh quý vị có thể nói với ông chủ là “Cô giáo em dạy em “Đệ tử quy”, có khả năng, đừng ích kỉ, phải thường giúp đỡ người khác”. Khi thầy cô giáo, phụ huynh chúng ta có thể suy nghĩ cho cả đời các em mà dạy dỗ chúng, đứa trẻ này không biết có thể bớt đi được bao nhiêu con đường vòng.

Cái này là “học một câu, làm một câu”. Hơn nữa cái “làm” này không chỉ là làm trong động tác, càng quan trọng hơn nữa là tâm cảnh này phải khế nhập. Có một người mẹ, cô đã thực hành “cha mẹ gọi, lập tức vâng”, làm cho con gái cô coi, làm được một thời gian con gái cô vẫn không có thay đổi gì lớn. “Tôi đã làm rồi, sao con tôi vẫn không cung kính với tôi?”. Sau này khi chúng ta thực hành “Đệ tử quy”, tôi đã làm rồi, sao học sinh, con cái của tôi vẫn không cảm động? Khi chúng ta gặp phải tình hình này, làm sao ứng đối? Lúc này chúng ta phải nên khởi tâm “làm việc không thông, phản cầu chính mình”. Những câu kinh, đạo lý này, chúng đã 5000 năm rồi, không biết có bao nhiêu tổ tiên đã đã ấn chứng rồi, chúng ta không thể đi kiểm điểm kinh điển, phải kiểm điểm chính mình làm không đủ triệt để. Cho nên người mẹ này lại suy ngẫm về tâm địa căn bản nhất của chính mình, Mạnh Lão Phu Tử nói: “Học vấn chi đạo vô tha”, tức là cái tâm này thôi, “cầu kì phóng tâm”, chân tâm là chân thành, sẽ không ứng phó chỉ làm động tác bên ngoài, khi tâm không thật sự cung kính tức là ứng phó. Cô suy ngẫm lại mặc dù mẹ vừa gọi mình, mình lập tức chạy đến trước mẹ rồi, nhưng khi mình nói “Mẹ, có chuyện gì hả?”, trong tâm mình có sự không kiên nhẫn, con cái có thể cảm nhận được chúng ta là thật hay giả. Sau khi suy ngẫm lại rồi đi làm, làm thật, chuyển biến tâm cảnh, thật sự cung kính mẹ của cô, đứa con rất nhạy bén, đã cảm nhận được, sau đó đứa con gái chuyển biến cũng khá nhanh. Cho nên chúng ta “học một câu, làm một câu” phải bắt tay từ trong tâm địa căn bản.

 

CHIA SẺ
Bài viết trướcHọc Sinh Nóng Nảy Nên Giải Quyết Ra Sao?
Bài viết tiếp theoLàm Sao Để Nâng Cao Sự Tự Tin Của Con Trẻ?
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP