[Hỏi] Học sinh trung học tính khí hết sức nóng nảy, thường đối lập với bạn bè, thầy cô. Các em có thể chỉ vì một câu nói, một ánh mắt mà gây xung đột với bạn bè, thầy cô. Khi phụ huynh được mời tới trường để tìm hiểu tình hình, từ ngôn ngữ cử chỉ của phụ huynh có thể nhận thấy, thật ra các em và cha mẹ mình đều như nhau. Nếu như phụ huynh không có nền tảng tin tưởng, tình hình như vậy, làm sao hướng dẫn phụ huynh phản cầu chính mình?
[Đáp] Bây giờ là tình hình này sao? Cũng không khác gì với phim kiếm hiệp hồi trước tôi coi lắm, động vào là đánh, phải không? Tôi cảm thấy những vấn đề này, câu cuối cùng là trọng điểm “Trong tình hình như vậy, làm sao dẫn dắt phụ huynh phản cầu chính mình?”. Chúng ta muốn yêu cầu phụ huynh phản cầu chính mình, thầy cô chúng ta có phản cầu chính mình chưa? Thật ra giữa người và người, quan hệ giữa hai bên có thể càng ngày càng tốt không, không quyết định bởi đối phương, mà bởi tâm thái của chúng ta. Nếu như chúng ta cứ nhìn vào cái sai của học sinh, nhìn vào cái sai của phụ huynh, lúc này trong tâm của chúng ta có tâm trạng không? Khi chúng ta có tâm trạng, còn có thể câu thông rất chân thành với phụ huynh và học sinh không? Vậy phụ huynh và học sinh có cảm thấy quý vị hiểu họ không? Đây đều là vấn đề nhé!
Tôi nhớ hồi tôi dạy lớp 6, có một học sinh có vấn đề, tôi đã mời cha em tới. Trước khi mời cha em tới, tôi đã hít thở sâu, phải không, quý vị không được có tâm trạng, phải tâm bình khí hòa. Kết quả cha em tới rồi, tôi liền tán thán con của ông: “Con gái của chú, tuần trước, đã giúp tôi pha trà; có một lần tôi đi trên đường, ôm một chồng vở bài tập, em còn ôm giúp tôi”. Tôi kể về hai ba chuyện tốt của em đó. Chú phụ huynh này lúc đó nghĩ trong lòng, chắc chắn là có lầm lỗi gì rồi. Kết quả nghe tôi không chỉ phê bình con chú, mà còn kể ra những việc con chú làm tốt. Kết quả chú càng nghe càng ái ngại, nói rằng “Thầy giáo, con tôi không tốt như vậy đâu, nó có những khuyết điểm gì, cái này, cái này, cái này…”, là do chú đó nói, không phải tôi nói. Chính chú nói ra, tôi nói, “Đứa trẻ này rất tốt, chỉ là bây giờ có chút vấn đề, chúng ta phải giúp em cho tốt, tôi đến đây làm gì, tôi đến để giúp con của chú”. Phụ huynh nghe xong, tốt quá, tốt quá, rất vui mừng. Sau đó đã trao đổi làm sao phối hợp giúp đỡ em học sinh đó.
Quý vị thầy cô, lúc nãy nói đoạn này, mọi người đừng có chỉ nhìn thấy những phương pháp này nhé. Quý vị nói tán thán con của họ, kết quả tán thán cả nửa ngày, kì lạ, sao tự họ vẫn chưa chịu cung khai? Vậy thứ quý vị học được vẫn là kĩ xảo. Bởi vì tôi đã từng nhắc tới, giữa vợ chồng, “một câu nói hay, làm trâu làm ngựa cũng cam lòng”. Kết quả có một người chồng về nhà nói với vợ mình, vợ anh đang nấu ăn, “Vợ ơi, em thật là vất vả!”. Kết quả vợ anh nghe xong liền nói: “Biết vất vả rồi còn không vô đây rửa rau giúp đi!”. Kết quả anh đứng bên cạnh cây cột nói “Thầy Thái không có nói như vậy mà”, tâm thái này là tự tư tự lợi, hết cách. Phải biết làm thật, nếu như một câu nói hay đó xuất phát từ trong tâm, thông cảm với sự vất vả của vợ mình, vợ mình vừa nói tới đây giúp một tay, vui mừng còn không kịp nữa là, đâu có phải đứng sững ra ở đó, phải không?
Cho nên thầy cô giáo mềm mỏng, tán tán con cái họ, người làm cha mẹ chắc chắn sẽ hoan hỉ. Cho dù họ không nói tiếp câu đó, thầy cô cũng có thể nói: “Đứa trẻ này quả thật bản chất rất tốt, nhưng bây giờ em có một chút vấn đề, trong độ tuổi này của em, cũng rất bình thường”. Quý vị đừng nói con của họ không bình thường. Cho nên quý vị coi, ngôn ngữ phải luôn hồn hậu, mềm mỏng. “Cũng rất bình thường. Chúng ta làm sao giúp đỡ em, em sẽ có thể lên một tầng cao mới”. Làm ra một không khí, một trạng thái câu thông rất tốt.
Vậy chúng ta coi, thầy cô phản cầu chính mình, có một điểm: Học sinh tại sao lại vì một ánh mắt hoặc một câu nói mà đã bị phẫn nộ? Tại sao một ánh mặt, một câu nói của thầy cô có thể khiến một người phẫn nộ? Điều này có nguyên nhân không? Có thể có nhé! Cho dù không có nguyên nhân, chúng ta lúc đó có thể đang có tâm trạng. Nếu như một người thầy có thể không nổi nóng, thì những tình hình này chẳng phải sẽ không xảy ra sao? Sẽ giảm thiểu rất lớn. Điều này chính là thầy cô phản cầu chính mình.
Nếu như thầy cô thật sự phản cầu chính mình như vậy, học sinh khó dạy tới đâu, gặp người có đức hạnh như vậy, các em cũng sẽ kính họ 3 phần, điều này tôi đảm bảo với mọi người. Quý vị coi những em hết sức nghịch ngợm đó, các em có biết ai đức hạnh tốt không? Các em biết đấy. Các em có biết trong trường này ai có tình thương không? Mặc dù các em không nhịn được tập khí của mình, nhưng các em cũng rất nhạy cảm, các em có thể cảm nhận được. Nhưng mặc dù các em khâm phục quý vị, các em chưa chắc sẽ lập tức sửa đổi, bởi vì các em còn có tập khí. Thật ra chúng ta hỏi lại chính mình, sửa sai phải mất bao lâu? Sửa sai không hề dễ, chúng ta không thể nói, khi đi yêu cầu người khác: Sửa ngay lập tức cho tôi! Thì tâm thái này của chúng ta là quá gấp gáp cầu thành, có thể sẽ biến thành kéo lúa cho mau lớn. Cho nên chúng ta vừa mới viết chữ “giáo” này, thân giáo và điều gì? Kiên nhẫn. Hơn nữa thận chí là, phải buông bỏ tâm yêu cầu. Tại sao? Học sinh này quý vị không biết các em khi nào mới khai mở. “Không cầu luôn như ý người, chỉ mong không thẹn lòng mình”. Làm việc trong thời đại này, “chỉ hỏi canh tác, đừng hỏi thu hoạch”. Mỗi ngày ở đó nhìn chăm chăm, vẫn chưa sửa, vẫn chưa sửa, mỗi ngày gánh nặng trong tâm chúng ta cũng rất nặng. Tận tâm tận lực mà làm là đúng rồi.
Tiếp theo, có một tình hình thực tế, ví dụ nói, chúng ta dạy lớp 5 lớp 6, Đài Loan là hai năm một cấp học, tức là lớp 1 lớp 2 một giáo viên, lớp 3 lớp 4 một giáo viên, lớp 5 lớp 6 một giáo viên. Ở Malaysia thì sao? Một giáo viên dạy một năm. Ồ, vậy học sinh của Malaysia cũng không dễ dàng, mỗi năm phải thích nghi với một giáo viên. Tần số của các em cũng phải chuyển đổi 6 lần. Tất nhiên, trong trường học “Đệ tử quy” thì sẽ không như vậy. Nếu không thật sự, nếu đổi giáo viên, có một số tiêu chuẩn sẽ khác, mỗi một giáo viên một cách lý luận. Hai năm đổi một lần, lớp 4 phải lên lớp 5, có một số giáo viên lớp 4 liền tới nói “Ôi chao, anh thật xui xẻo, học sinh này tới tay anh rồi, hư không chịu được”. Người làm thầy, sao lại nói những câu như vậy? Có phải không? Người ta vốn dĩ làm thầy còn chưa cảm thấy học sinh này không tốt, quý vị vừa nói, mỗi ngày họ ở đó, đứa này không tốt, đứa này không tốt, càng nhìn càng không tốt.
Điều này đều đã làm qua thí nghiệm khoa học. Quý vị nói với cô giáo đó, việc này có thể tra lại tài liệu, “Lớp của cô, là lớp xuất sắc nhất toàn trường”, ồ, cô giáo đó vui mừng không chịu được, mỗi ngày tươi cười vui vẻ mà dạy học, dạy được một học kì, thành tích hết sức tốt. Sau cùng lãnh đạo trường học đó nói với họ, lớp của cô cũng giống như các lớp bình thường khác, không có tuyển chọn. Sự thực chứng minh, có phải là vấn đề tố chất của học sinh không? Mà rất có liên quan tới tâm thái của thầy cô.
Mọi người có nghe qua một ví dụ của nước Mĩ không? Trong một khu vực nghèo khổ của người da đen, khu đó đều sanh ra lưu manh, đều sanh ra người phạm trọng tội. Kết quả có một thầy giáo dạy học ở đó, dạy học ở khu dân nghèo da đen, sau cùng dạy ra được rất nhiều nhân tài nổi trội. Chỉ hai mươi mấy năm sau, ba mươi mấy năm sau, mọi người rất kinh ngạc, những người này đều là có cùng một thầy giáo. Quay về khu dân nghèo này phỏng vấn thầy giáo đó, thầy giáo đó chỉ nói một câu: “Bởi vì tôi yêu họ”, yêu họ, từ đầu tới cuối tin tưởng họ, tiềm lực của họ sẽ được khai mở.
Cho nên, chúng ta nhận lớp, nhận một lớp mới, phải tin tưởng học trò, sau đó phải chúc phúc các em. Chúc phúc thế nào? Các tôn giáo đều không giống nhau. Quý vị là Cơ đốc giáo, thỉnh giáo quý vị, đọc hết 1 lần “Thánh kinh” phải mất bao lâu? Một ngày đọc hết được không? Đọc không hết. Được, ví dụ nói, khi quý vị nhận lớp này, tất cả kinh điển tôn giáo, thánh hiền, đó là từ trường năng lượng tốt nhất, quý vị đọc “Thánh kinh” 2 lần, sau đó chúc phúc những học sinh sắp tới của mình, các em sẽ rất khác.
Thí nghiệm về nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng Nhật Bản, ông đối với hồ Tỳ Bà không biết đã hôi thối ô nhiễm bao nhiêu năm rồi, hơn 100 người ở đó, không nghĩ việc gì hết, chỉ nghĩ một câu “Nước sạch rồi, nước sạch rồi!”, đã niệm 1 tiếng đồng hồ, 3 ngày sau hồ nước quả nhiên đã trong sạch, mùi hôi thối không còn nữa, truyền thông Nhật Bản đã đưa tin về việc này. Một hồ nước Tỳ Bà đã hôi thối mấy năm, chỉ vì năng lượng chúc phúc đó, nước đã trong sạch nửa năm. Nhưng sau đó lại bẩn lại. Phải liên tục chúc phúc. Cho nên năng lượng cầu nguyện, chúc phúc là hết sức lớn.
Và cái tâm đó ngoài việc chúc phúc ra, trong sự tiếp xúc mỗi ngày đều chỉ đạo các em, thương yêu các em, sẽ có thể thay đổi tâm tánh của những em này.
Được, cho nên những phương pháp này cung cấp cho mọi người, quý vị không có tôn giáo, thì đọc “Đệ tử quy”, đọc “Hiếu kinh”, chúc phúc những học sinh này!