[Hỏi] Vấn đề thứ nhất, vấn đề kỉ luật của học sinh rất nghiêm trọng, không nộp bài tập, bài tập đã nộp thì cứ làm bừa. Bởi vì tôi là giáo viên dạy toán, có lúc cần phải quy định bài tập rất nghiêm khắc, nhưng học sinh không xem ra gì. Sau cùng tôi phải đánh để xử phạt các em, hễ dùng phương pháp này, có một số ít học sinh sẽ sợ, sẽ cố gắng làm tốt, nhưng cũng có một số các em đều vô ích. Tôi cũng có dùng cách giảng đạo lý để nói rõ dụng ý của giáo viên, nhưng nói một lần vẫn không đủ, hơn nữa rất là mệt. Do thời gian lên lớp không dài, hơn nữa lại phải dạy cho kịp tiến độ chương trình, cho nên thời gian phụ đạo cho học sinh là không đủ dùng, đánh các em thì lại sợ không hiệu quả. Xin hỏi có biện pháp gì vừa có thể không cần đánh học sinh, lại vừa khiến các em mau chóng chuyên tâm học tập cho tốt, hơn nữa trong 1 lớp hơn 50 em học sinh thì đã có một nửa là học sinh ở lại lớp, kỉ luật có vấn đề.

Thứ hai, làm sao để thời thời khắc khắc khiến tâm mình bình tĩnh, có lúc tập khí vừa kéo đến, ngay cả chính mình cũng không biết nên xử lý ra sao, thậm chí còn gây tổn thương cho người khác. Mặc dù hiểu rõ rất nhiều đạo lý, lý luận, cũng không thể nào yêu cầu người khác luôn luôn làm mình hài lòng, luôn luôn nhắc nhở chính mình, vậy phải làm sao đây?

[Đáp] Đối với cô giáo này chúng ta sanh khởi tâm tôn kính vô cùng, cô ấy đã đối mặt với cảnh giới như vậy. Hai vấn đề này, thật ra chúng có liên quan với nhau hay không? Liên quan mật thiết. “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bổn” (Tạm dịch: Từ vua cho đến bình dân bá tánh thảy đều lấy việc tu thân làm gốc). Chúng ta nói một câu tức là, có thể công phu định lực của chúng ta vẫn chưa thu nhiếp được học sinh, quý vị có định lực, quý vị có sức lôi cuốn khiến học sinh phục quý vị, thì những tình hình này có thể sẽ được cải thiện phần nào.

Tất nhiên, thật sự mà nói, lúc nãy khi chúng tôi đọc câu hỏi này, cũng cảm nhận được thầy cô giáo bây giờ thật sự là không hề dễ dàng. Đối mặt với học sinh, lại đối mặt với nhiều công việc như vậy, một núi công việc, cho nên nói mọi người nghe, việc khó khăn đến thế, mọi người cũng đã làm rồi, cuộc đời của quý vị rất có giá trị! Quý vị nhất định sẽ được thượng đế gọi về, quý vị nhất định sẽ được Phật Bồ tát tiếp dẫn, sẽ đi về cõi tốt. Cho nên nhìn từ góc độ khác, giống như lúc nãy chúng tôi đã luôn nhắc nhở mọi người, tức là niệm niệm phải suy nghĩ cho người khác. Thật ra những em học sinh này có khổ không? Khổ lắm. Hôm nay chúng ta đánh các em bốp bốp bốp, chúng ta có khổ không? Các em có khổ không? Vậy tại sao chúng ta vẫn làm những việc mà chính mình khổ, người khác cũng khổ chứ? Lúc nãy chúng ta đã có một nhận thức chung, những việc khiến mình chịu khổ, khiến người khác cũng chịu khổ, thì đừng làm nữa. “Giáo dã giả, trưởng thiện nhi cứu kì thất” (Tạm dịch: Giáo dục là việc trưởng dưỡng cái thiện và sửa đổi cái xấu). Xin hỏi bất kì một phương pháp gì, đó đều là cách thức, mục đích là gì? Là trưởng dưỡng cái thiện và sửa đổi lỗi lầm của con trẻ, đây là mục đích. Vậy nếu như phương pháp chúng ta dùng không thể đạt được mục đích, thì rõ ràng là phương pháp đó không thỏa đáng lắm. Kế tiếp, khi chúng ta dùng phương pháp này thì tâm thái có vấn đề, có thể chúng ta đã đem tâm trạng vào đó rồi, đã đem sự tức giận vào đó rồi. Nói mọi người nghe, khi tôi học cấp 2, thầy giáo của chúng tôi đánh rất là dữ, đánh đến nổi sau cùng bạn tôi không học nữa. Sau đó, một người bạn của tôi có IQ một trăm năm mươi mấy điểm, IQ một trăm năm mươi mấy điểm, còn tôi chỉ có 118 điểm, một trăm năm mươi mấy điểm ngay cả cấp 3 cũng không tốt nghiệp được, càng ngày càng sa sút tinh thần. Nếu như hồi học cấp 2, thầy giáo khiến bạn ấy cảm nhận được tình thương, thì vận mệnh của bạn tôi có phải sẽ khác đi rồi không? Đúng. Cho nên, xã hội hiện nay rất nóng vội, mọi người đều gấp gáp, bản thân chúng ta không được gấp, phải định lại, yên ổn lại, cảm nhận tâm của con trẻ.

Ngày nay chúng ta cho rất nhiều bài tập, ví dụ như, cô cho bài tập toán, một lúc cho 10 bài, học sinh vừa nhìn vào, mình có chết cũng làm không hết, có phải không? Các em lập tức sẽ ngay cả làm cũng không muốn làm, đây là một tình trạng. Nếu như chúng ta thấu hiểu, trình độ của lớp học này không được tốt lắm, chúng ta lại không coi trọng thành tích, chỉ cho 5 bài là được, cho những bài đơn giản một chút, ít một chút, những học sinh đã hoàn thành thì quý vị liền khích lệ các em “Ồ, con tiến bộ rất nhiều, cô tin là con sẽ làm được”. Dần dần, chẳng phải đã khơi dậy tính tích cực của học sinh rồi sao? Băng lạnh ba thước không phải chỉ một ngày đông mà nên. Có lúc khi chúng ta đang làm một sự việc, luôn luôn không phải do người chúng ta gặp có vấn đề, mà là do sự kì vọng của bản thân chúng ta quá cao. Sau đó, đùng một cái không đạt được, chính mình lại rất nản lòng, tâm trạng lại rất không vui, vậy là cứ tuần hoàn ác tính. Cho nên mục tiêu của quý vị hạ thấp xuống một chút, dần dần sẽ có thể dẫn dắt học sinh tiến bộ, có thể các em cũng rất muốn được trưởng thành. Đây là tình hình thứ nhất.

Tình hình thứ hai, nếu như bẩm sinh em ấy đã học dở toán, có khả năng này không? Có thể trình độ toán học của em ấy rất không tốt, chúng ta có thể nói với em ấy rằng “Nè con, con đừng buồn quá, làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, cố gắng là được. Nhưng con không được ảnh hưởng đến những bạn khác, bởi vì những bạn khác sau này phải dựa vào toán học để phục vụ cho xã hội, cho nhân dân”. Có phải quý vị đồng thời đã dạy em suy nghĩ cho người khác rồi không? “Con đừng ảnh hưởng đến người khác, con nghe hiểu được thì hiểu, không hiểu được thì đừng miễn cưỡng, nhưng đừng làm ồn đến người khác. Nếu con đặc biệt có khả năng về một môn nào đó, mặc dù cô đang dạy con môn toán, nhưng giả sử con học văn rất giỏi, cô cũng rất vui lòng, nếu như con thi được 100 điểm, cô sẽ mời con ăn cơm!”. Khích lệ em ấy, sau đó giúp em ấy có động lực mà phấn đấu. Chúng ta không thể nào bởi vì mình đang dạy toán nên toàn bộ chỉ nhìn vào môn toán của học sinh, bất luận đang dạy môn học nào, chúng ta vẫn đang dạy các em làm người.

 

CHIA SẺ
Bài viết trướcLàm Sao Để Nâng Cao Sự Tự Tin Của Con Trẻ?
Bài viết tiếp theoVì Nền Giáo Dục Mà Làm Chuyện Giáo Dục
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP