Rất nhiều sự việc trên thế gian mình cho rằng tốt, nhưng bên trong thực sự có nhiều điều chẳng tốt phát sinh. Hiện tại bạn cho là hết sức vui sướng, nhưng tương lai có thể làm cho bạn thống khổ. Cho nên nếu muốn tránh sự phiền não không gì bằng giữ Trung Ðạo. Trung Ðạo có nghĩa là không nhiều quá mà cũng không ít quá, không có phiền não mà cũng không có vui thú. Sách Trung Dung có nói rằng:

“Hỷ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi Trung;
Phát nhi giai trung tiết,vị chi Hòa.”

Nghĩa là

“Vui, giận, buồn, sướng khi chưa sinh thì gọi là Trung;
Khi phát ra rồi mà giữ ở mức trung thì gọi là Hòa”. 

Nếu hiểu đạo lý này thì bất luận làm gì mình cũng không thái quá, cũng không mê muội, không điên đảo. Cần phải biết rõ ràng đen là đen, trắng là trắng, thiện là thiện, ác là ác, phân chiết minh liễu thì mới không lẫn lộn thiện với ác. Những điều mà chúng ta gặp trong kiếp này đều là do nghiệp lực kiếp trước tạo thành. Hiện tại muốn cải biến vận mệnh của mình thì cần phải tạo nhiều công đức. Có câu rằng:

“Quân tử hữu tạo mệnh chi học.
Mệnh do ngã lập
Phước tự kỷ cầu.
Họa, phước vô môn,
Duy nhân tự chiêu.”

Nghĩa là

“Người quân tử biết cách tạo vận mạng.
Mạng do ta làm,
Phước tự ta cầu.
Họa, phước không có cửa,
Chỉ do ta chuốc lấy.” 

Người học Phật nhất định phải nhận thức rõ ràng định luật nhân quả báo ứng; không thể tùy tiện tạo ác nghiệp, trồng ác nhân, cũng không được làm sai đạo lý nhân quả. Vì thế phải mười phần cẩn thận, nếu chờ đến lúc thọ quả báo thì hối hận đã muộn rồi!

Hòa thượng Tuyên Hóa khai thị
CHIA SẺ
Bài viết trướcCái Học Tạo Mệnh
Bài viết tiếp theoTự Chuốc Lấy Họa Diệt Vong
Cảnh sắc biến đổi, con người biến đổi theo luật tuần hoàn. Ngày sang ngày, trẻ sang già. Còn đạo đức không bao giờ già, trước sau cổ kim vẫn không thay đổi, như như bất tử. Người có đạo đức càng lớn thì ngôi vị càng cao. Sự nghiệp đạo đức là sự nghiệp vĩnh hằng. Sự nghiệp vật chất dù to lớn đến đâu cũng không bằng được mảy lông sợi tóc sự ngiệp đạo đức. (Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên, Văn Hóa Cội Nguồn)

HỒI ĐÁP