TƯỞNG NHỚ TỔ ĐỨC
KẾ THỪA TIÊN CHÍ – HÒA HÀI VẠN BANG
《緬懷祖德 繼承先志 和諧萬邦》
Diễn văn trong Đại Lễ Tế Tổ Vạn Họ Toàn Cầu tại Đức Quốc năm 2019
Lão Pháp sư Tịnh Không chủ giảng
(Offenbach, Frankfurt, Đức Quốc)
Pháp sư Ngộ Hạnh thay thế Hoà Thượng ân-sư diễn đọc ngày 13/10/2019
Cư sĩ Diệu Hà chuyển ngữ
Kính thưa chư vị hội trưởng đơn vị tổ chức, kính thưa chư vị Pháp Sư, quý vị quan khách, quý bà quý ông, xin chào mọi người.
Buổi lễ Tế Tổ hôm nay là lần đầu tiên do Tịnh Tông Học Hội Đức Quốc tổ chức, nhân duyên thật là thù thắng. Tịnh Không rất hoan hỷ, rất vinh hạnh được mời tham dự hoạt động Tế Tổ với ý nghĩa trọng đại này.
Bắt đầu 2013, chúng tôi đã đề xướng hoạt động Tế Tổ, mỗi năm đều cố định tổ chức tại Hồng Kong, những năm gần đây không khí Tế Tổ này đã dần dần mở rộng từ Hồng Kong đến Singapore, Mã Lai, Nhật Bản, Úc Châu, Anh Quốc, và Pháp Quốc. Được sự hưởng ứng chánh diện của nhiều quốc gia và các địa phương. Tại Âu Châu, lần đầu tiên Tế Tổ toàn cầu là năm 2016 cử hành tại Anh Quốc. Đến 2017, văn phòng Tịnh Không Chi Hữu Xã được thành lập tại Tổng Bộ Liên Hiệp Quốc ở Ba Lê. Từ đó chúng tôi đem hoạt động kỷ niệm Tế Tổ các dân tộc trên toàn cầu đẩy mạnh đến Unesco, cho tới nay đã liên tiếp 3 năm đều cử hành Tế Tổ tại tổng bộ này, đồng thời do các vị Đại Sứ đảm nhận làm quan chủ tế tức trai chủ, hoạt động này đã làm cảm động rất nhiều những người đến tham dự, mọi người rất hoan hỷ.
Hôm nay chúng ta ở trên mảnh đất hội tụ văn nhân của nước Trung Âu này, cùng với nhân dân đến từ nhiều quốc gia để truy niệm Tổ Tiên của mình và các dân tộc trên toàn thế giới, thiết thực là một đại sự mang đầy ý nghĩa cao độ.
Được biết có nhân dân địa phương Đức quốc đến tham dự buổi lễ này, trong tâm chúng tôi vô cùng hoan hỷ. Tế kỵ và tưởng nhớ ân đức của Tổ Tiên, khiến chúng tôi hồi tưởng lại thời gian đầu của thế kỷ 20, khi truyền thống văn hoá Trung Quốc lâm vào thời khắc nghiêm trọng nặng nề, chính những vị hán học gia, triết học gia có ý thức nhiệm vụ, và nhãn quan trí tuệ của Đức Quốc đã dùng bút mực chân thành của chính mình phát ra những lời tán thán ủng hộ sự thành tựu của lịch sử đạo đức và giáo dục của Tổ Tiên Trung Hoa.
Thời bấy giờ, nhà triết học của Đức, là bá tước Hermani, ông du lịch thế giới Đông phương, đích thân đến thăm Trung Quốc, đồng thời đem những gì mà ông đã thấy viết lại thành một bộ trứ tác, bộ trứ tác này sau thế chiến thứ nhất đã truyền khắp nước Đức, trong đó ông nói rất rõ những điểm quan sát của ông về Trung Quốc như vậy: trong mấy thế kỷ qua lịch sử Trung Quốc đã tiếp cận với lý tưởng của thế giới đại đồng hơn bất kỳ một quốc gia nào. Ông lại nói: khi một người càng tiến sâu vào việc tư duy, họ sẽ càng ngạc nhiên, càng thán phục trí tuệ của Khổng Tử và Mạnh Tử. Cũng trong bài báo cáo tâm đắc của ông, trong chuyến du lich Trung Quốc đã ghi lại cuộc sống mộc mạc đầy phong thái phi phàm của những người nông dân cách nay cả một trăm năm. Khi tiếp xúc với những nông dân ở đầu nguồn Trường Giang, trên người họ đều thoát ra những đức tánh mô phạm ưu tú của Khổng Lão Phu Tử, phàm những người ngoại quốc từng tiếp xúc với những người nông dân này không một ai mà không phát ra một loại tình yêu thương nồng nàn cho đến sư tôn kính từ trong đáy lòng đối với họ, vì lời giáo huấn của Khổng Mạnh đã ăn sâu vào sinh hoạt của hạ tầng dân chúng.
Lời nói của Bá Tước Hermani càng thấy quý báu qua bài báo cáo như sau: sự thành tựu cao độ của văn hoá, dân tộc Trung Hoa đã chứng minh một sự kiện, đó là: muốn thực hiện lý tưởng chí thiện của nhân loại, sau cùng chỉ có thể nương nhờ vào giáo dục thiện lành mới mong thành công.
Thời bấy giờ, do vì đánh mất niềm tin dân tộc nên một số thành phần trí thức của Trung Quốc, thậm chí họ còn cho rằng: Hán tự, văn ngôn văn (cổ văn) là loại văn tự lạc hậu, nghĩ rằng nó thua xa với văn tự bạch thoại và phiên âm. Đối với việc này, nhà hán học Đức quốc, Hercules, đã trân trọng viết bài văn nói với chúng ta rằng: Hán tự, văn ngôn văn (cổ văn) là một sáng tác tinh thần của nhân loại, là công cụ giao lưu hoàn mỹ nhất, tuyệt đối không hề lạc hậu, ông còn lớn tiếng hô hào một khi vứt bỏ hán tự văn ngôn văn, Trung Quốc sẽ bị đánh mất những tài phú của tinh thần đã được tích luỹ trong lịch sử. Giáo dục của Trung Quốc sẽ gặp phải những sung kích nặng nề, dân tộc Trung Hoa sẽ mất đi điểm tựa căn bản trong cuộc sống.
Trước những nghi ngờ của rất nhiều người đối với văn hoá truyền thống Trung Quốc, một nhà hán học Đức quốc thời bấy giờ là tiên sinh Wilhelm đã dùng trứ tác của ông nói với chúng ta một cách nghiêm túc rằng: Lịch sử đã chứng minh: lực lượng sinh mạng và sức mạnh tinh tuý của văn hoá Trung Hoa mạnh mẽ vô cùng, lịch sử cho thấy: phàm những dân tộc bộ lạc một khi nhập vào Trung Quốc, sau cùng đều hoàn toàn dung nhập vào dân tộc Trung Hoa. Ông lại nói: văn hoá Trung Hoa hoà nhập vào bất luận một dân tộc nào. Sức mạnh của nó đều có thể đi sâu vào linh hồn của những người dân này, để tạo ra những tư tưởng hành vi tương ưng, nhất trí với tinh thần Trung Hoa. Về thái độ bản thân đối với lợi ích của người khác của tổ tiên Trung Quốc ông Wilhelm đã phân tích một cách rõ ràng sâu sắc cho mọi người trên thế giới và con cháu đời sau của Trung Quốc hiểu: tầm nhìn của người Trung Quốc không giới hạn trong cái tiểu ngã nhỏ bé mà là thái độ “khuếch rộng đến toàn thể nhân loại.” Vị hán học gia Đức quốc đầy chánh nghĩa này, đã cống hiến cả nửa đời mình cho văn hoá Trung Quốc.
Ngày nay hồi tưởng lại những người bạn Đức quốc đã sống trên mảnh đất quê hương của họ này, chúng tôi vô cùng hoài niệm và cảm kích họ. Họ đã vì sự thành tựu của lịch sử Trung Hoa cho ra những chứng kiến quý báu, đã chứng minh những di sản tinh thần mà tổ tiên nhiều đời dân tộc Trung Hoa để lại cho con cháu thiết thực vô cùng trân quý, là kho tàng văn hoá không gì sánh bằng.
Những lời hô hào của những người bạn Đức quốc này không hề bị nhấn chìm, lu mờ trong lịch sự. Đức bất cô, tất hữu lân (người có đức không bị cô độc, chắc chắn có bạn tốt). Thời đại trước mắt chúng ta thấy vị lãnh đạo nước Trung quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã có những tư duy, những điều thực hiện thiết thực giống như lời của ông Wilhelm đó là mở rộng tâm lượng vì thiên hạ, không vì tự kỷ, đặt chí nguyện phục hưng văn hoá Trung Hoa, cứu vãn dân tộc, hoà hợp vạn bang (các quốc gia).
Qua sự kiện này giúp chúng ta hiểu, sống trên thôn địa cầu ngày nay cần phải tích cực học tập theo tinh thần của những người bạn Đức quốc này, không phải chỉ lo duy trì văn hoá của dân tộc mình, còn phải giữ gìn những di sản trí tuệ, những văn hoá truyền thống tốt đẹp trong lịch sử của các dân tộc khác.
Chúng ta cử hành đại lễ Tế tổ, hoài niệm tổ tiên các dân tộc trên thế giới là hy vọng những ánh sáng trí tuệ của họ không bị mai một, không bị con cháu đời sau quên đi, chẳng những thế, còn có thể nối tiếp dài lâu, hầu soi sáng cho mỗi thế hệ của loài người.
Hiện trường hôm nay có rất nhiều nhân dân Việt Nam định cư tại Âu Châu, vô cùng nhiệt tình đến tham dự, đại lễ Tế Tổ, khiến chúng tôi vô cùng cảm động. Lễ nghi Tế Tổ là cổ lễ của Trung Quốc cũng là cổ lễ của Việt Nam. Chúng tôi thấy vào giữa thế kỷ 20, triều đại nhà Nguyễn đếu duy trì gìn giữ một cách trọn vẹn về chế độ lễ nghi cúng miễu, Tế tổ, qua lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta thấy trong vương thất (cung vua) khi tiến hành lễ tế Tổ Đình, những nghi thức và nhạc lễ được áp dụng là những nhạc khúc như Hàm Hoà Chi Khúc, Gia Hoà Chi Khúc, Tường Hoà, Ninh Hoà, An Hoà và Ôn Hoà, v.v…, những nhạc khúc này có một số là bắt nguồn từ thời thịnh thế của nhà Đường Trung Quốc, một số khác từ đời nhà Tống, nhà Minh, còn lại một số nữa rất có thể thuộc về vương triều nhà Nguyễn tự mình trân trọng sáng tác. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nước Việt Nam từng nói: “Hai dân tộc Trung Việt nhiều ngàn năm qua cùng một huyết thống, cùng chung văn hoá trong lịch sử là anh em với nhau….hai nước vốn là một nhà.”
Trong “Quan Tu Sử Thư” (những bộ sách sử chính thống) thời xưa của Việt Nam có ghi lại rất tường tận rằng: Nhân dân Việt Nam là hậu duệ của thần nông, là con cháu của Viêm Đế – Thần Nông, những điểm lịch sử này đã khiến chúng ta mang niềm hoài cảm sâu sắc và hồi tưởng đến tổ tiên hai nước Trung Việt, đã từng khai sáng một nền văn minh Đông Á với đoạn lịch sử huy hoàng về tình lễ nghĩa chi bang.
Ngày nay chúng ta dùng Cỗ Lễ trang nghiêm long trọng để hoài niệm Tổ Tiên của mình và Tổ tiên các dân tộc khác, thiết thực là việc làm đầy ý nghĩa xâu xa.
Tế tổ là khởi phát tâm hiếu kính không quên cội nguồn, mỗi người chúng ta không nên quên mất Tổ tiên và cha mẹ của mình.
Các quần tộc trên thế giới đều có lịch sử văn hoá lâu dài cùng sự chúc phúc quan tâm sâu dày của bậc tiền bối, ông bà, cha mẹ đều có tình thương sâu dầy đối với con cháu đời sau và xem đó là sự kéo dài mạng sống của mình, loại tình cảm nhất thể này đều tồn tại trong các quần tộc của nhân loại; lực lượng của nó có thể vượt trội thời gian không gian lẫn lịch sử. Do vì phần tình cảm này mà tổ tiên đã vì con cháu cống hiến mọi nỗ lực từng đời truyền xuống mới có được nền văn minh vật chất lẫn tinh thần ngày hôm nay. Hai loại văn minh này đã giúp chúng ta có một thế giới sinh tồn ngày nay, trở thành nền căn bản chánh đáng cho chúng ta sống ở thế gian. Do đó, bất luận về mặt thế xác hay tinh thần thiết thực chúng ta với nhiều đời tổ tiên cùng là một thể, loại quan hệ nhất thể này cho dù thời gian lâu dài cỡ nào vẫn không bị tiêu mất. Trong văn hoá truyền thống Trung Quốc, việc Tế Tổ là của gia đình của gia tộc và quốc gia, nó là một loại hoạt động giáo dục vô cùng quan trọng để hoằng dương văn hoá hiếu đạo, qua việc hoài niệm tổ tiên này khiến chúng ta biết tìm lại cội nguồn của mình, hiểu được tình yêu thương và kỳ vọng của tổ tiên đối với chúng ta. Chúng tôi tin tưởng rằng sự liên kết của loại tinh thần này thiết thực có thể mang lại cho các nhân dân của các quần tộc một lực lượng tâm linh quý báu, hướng dẫn nhân dân phát khởi tâm tri ân báo ân đối với tổ tiên. Khi một người biết cảm niệm ân đức của tổ tiên đối với mình, người này tuyệt đối không xem thường ân đức của cha mẹ đối với họ ở trước mắt; họ sẽ biết tận tâm phụng hành hiếu đạo, kính yêu cha mẹ.
Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc từng nói: Tâm hiếu kính cha mẹ là đức hạnh căn bản, là mục tiêu giáo học căn bản nhất của tất cả giáo dục thần thánh, đồng thời cũng dạy chúng ta: nếu một người có thể y theo tinh thần chân chánh của lễ nghi, tế kỵ mà đến tham dự cùng tổ chức, xem như đã thực hiện đạo căn bản để giáo hoá nhân tâm.
Cho thấy Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc vô cùng xem trọng việc dùng giáo dục để bồi dưỡng văn hoá đạo đức đồng thời vô cùng xem trọng nội hàm lễ nghĩa tế kỵ của tổ tiên để thực hiện loại giáo dục này. Loại hoạt động giáo dục có tính cách lịch sử lâu dài của Trung Quốc có thể thích ứng để sử dụng cho các quần tộc và địa phượng trên thôn địa cầu của thời nay vì loại di sản văn hoá này nó thuộc về toàn thế giới.
Giáo dục tôn giáo của các quần tộc trên thế giới, đều vô cùng xem trọng việc hiếu đạo mà con cái đối với cha mẹ. Trong thánh kinh của Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo, Thượng Đế dạy nhân dân rằng nên hiếu kính cha mẹ, sẽ khiến cuộc sống của con được ở với Jesus phần đất mà thần ban cho con được sống lâu dài.
Thánh Paul trong lá thư thần thánh của ngài đặc biệt nhắc nhở chúng ta điều giáo giới trên là giới điều thứ nhất của Thượng Đế, đã tuyên cáo cũng là mệnh lệnh. Vị chân chủ nhân từ của đạo Islim trong kinh Cổ Lan cũng dạy chúng ta phải biết cảm ơn Thượng Đế, tôn sùng kính ngưỡng Thượng Đế đồng thời cũng phải cảm ân cha mẹ, hiếu kính cha mẹ.
Nhà Tiên Tri Muhammad trong lời thánh huấn nói với chúng ta nên nổ lực thuần hành cha mẹ, vì cha mẹ trước mắt mà phấn đấu; ngài còn từ bi giáo giới với chúng ta rằng nghịch đãi cha mẹ là tội ác to lớn nhất; nên biết cha mẹ chính là cánh cửa rộng lớn của thiên đàng để con cái bước vào. Trong sách áo nghĩa cổ xưa của Ấn Độ giáo, dạy chúng ta phải thờ phượng Mẹ như thần, thờ phượng Cha như thần.
Tiền bối Trung Quốc xem trọng nhất là giáo dục và còn đem giáo học hiếu đạo, xem đó là căn bản nhất – là giáo dục quan trọng nhất. Họ nhận thức một cách xâu sắc rằng loại hiếu tâm hiếu hạnh kính yêu cha mẹ này là căn bản của tất cả đức hạnh, là chân lý phổ cập khắp nơi, là đức tánh tốt đẹp đủ để cảm hoá vạn bang (các nước khắp thế giới). Người xưa Trung Quốc đều biết khi tâm hiếu kính của một người đối với cha mẹ đạt đến mức độ thành thục thăng hoa, người này có thể dùng ái tâm chân thành của mình để quan tâm bá tánh toàn thiên hạ, có thể lấy hiếu đức cảm hoá nhân dân mười phương khiến mọi người đếu biết hiếu kính cha mẹ đồng thời biết hoà mục quan tâm lẫn nhau, đây chính là thế giới hài hoà đại đồng. Do đó, trong kinh điển Trung Quốc dạy chúng ta lập tình yêu thương từ song thân. Khi chúng ta đọc kinh điển chính yếu của các tôn giáo lớn sẽ phát hiện ra hiếu đạo thiết thực là căn bản đạo đức là chân lý phổ cập. Do đó, ngày nay chúng ta dùng hoạt động giáo dục Tế Tổ để xây dựng và hoằng dương văn hoá hiếu đạo, điều này chắc sẽ được Thượng Đế và Tổ Tiên các quần tộc đều hoan hỷ ủng hộ.
Tổ Tiên các quần tộc thế giới vì con cháu đời sau khai sáng văn minh, duy trì văn minh giúp con cháu được bình an sinh tồn, có thể nói là họ đã trải qua rất nhiều những gian lao khó nhọc, tuyệt đối không phải chuyện đơn giản, một khi hiểu được ân đức của tổ tiên, thực sự biết tri ân báo ân thì chúng ta quyết định phải có tâm trách nhiệm với nhân loại trong tương lai và con cháu đời sau; bởi vì cuộc sống yên ổn và hạnh phúc lâu dài của con cháu đời sau là niềm kỳ vọng lớn nhất của các tổ tiên nhân loại. Vấn đề văn minh nhân loại có thể khắc phục những khó khăn ở tương lai để duy trì dài lâu hay không?
Tiến Sỹ Lịch Sử Triết Học Gia nổi tiếng của nước Anh là Ông Tony B., khi vào tuổi già đã từng tổng kết những lời nói của ông để nhắc nhở chúng ta: tôn giáo là cội nguồn sinh cơ của văn minh. Một khi con người đánh mất tín ngưỡng đối với tôn giáo đó chính là lúc văn minh bị băng hoại. Đoạn cảnh ngữ này của ông là xuất phát từ cái nhìn sâu rộng và phân tích của ông đối với lịch sử văn minh nhân loại, qua đoạn văn phân tích của ông cho chúng ta thấy: tổ tiên các dân tộc trên thế giới, những di sản quý báu mà họ để lại cho con cháu, đó chính là giáo dục tôn giáo vĩ đại cổ xưa của dân tộc đó. Những người sáng lập các tôn giáo lớn trên thế giới, họ đều là những nhà giáo dục xã hội vĩ đại nhất ở thời bấy giờ. Danh từ tôn giáo có 3 hàm nghĩa đó là giáo dục chủ yếu, giáo học trọng yếu, & giáo hoá tôn sùng.
Sau khi chúng ta đọc xong kinh điển của các đại tôn giáo cảm nhận được một cách sâu sắc rằng: bản chất của các tôn giáo lớn thiết thực đều là giáo dục, loại giáo dục quan trọng nhất này không thể thiếu đối với sự sinh tồn của nhân loại, nội dung cụ thể của giáo học đó chính là luân lý, đạo đức, nhân quả và trí huệ của thánh hiền. Trọng tâm của giáo học chính là một chữ ái (yêu thương). Duy chỉ giáo dục nào thật sự có tôn giáo thì văn minh của nhân loại mới có tình yêu thương chân thật, chỉ có ái tâm mới có thể khắc phục mọi thứ sung đột đối lập, mới có thể ngăn ngừa thời đại hạt nhân nguyên tử của nhân loại đi đến chỗ chiến tranh, huỷ diệt. Giáo dục tôn giáo của các dân tộc trên thế giới là mấu chốt quan trọng cho sự sinh tồn của văn minh nhân loại, dùng câu nói của ông Tony B. đó là một khi chúng ta đánh mất niềm tin đối với loại giáo dục này thì văn minh của chúng ta liền rơi vào trạng thái hỗn loạn và băng hoài. Ông Tony B cũng cảnh cáo chúng ta rằng trong thời đại hạt nhân chúng ta tuyệt đối không thể khiến nhân loại đi đến bờ mé của tai nạn. Tổ tiên đã xem chúng ta là sự nối dài của tinh thần và sinh mạng. Nếu như chúng ta có thể thừa kế những di sản giáo dục trân quý mà tổ tiên để lại vì con cháu đời sau sáng tạo một hoàn cảnh sinh tồn hài hoà tốt đẹp đây chính là niềm an ủi lớn nhất đối với tổ tiên.
Trong bộ kinh điển quan trọng của nhà Nho Trung Quốc có một câu kinh văn nói: “đại hiếu vinh quang cho tổ tiên” với thời đại hiện nay nếu chúng ta có thể nỗ lực kế thừa di sản giáo dục tôn giáo mà tổ tiên đã để lại tiếp tục phát dương quảng đại, đồng thời cũng giúp giáo dục tôn giáo thần thánh của các quần tộc trên thế giới có thể duy trì và phát huy rộng lớn, chúng ta cùng nhau học tập cùng nhau hợp tác khiến chân ái, luân lý, đạo đức, nhân quả, giáo dục, trí tuệ, thánh hiền của Thượng Đế có thể vĩnh viễn tồn tại trong nền văn minh của nhân loại, vì thế giới hiện nay sáng tạo hoà bình, vì thế hệ mai sau lập nền tảng phát triển và sinh tồn, xem như đã làm được việc đại hiếu, là vinh quang cho tổ tiên đây cũng là sự lễ kính cao tột nhất của chúng ta đối với tổ tiên của các quần tộc. Vào thời cổ xưa của Trung Quốc cũng như Việt Nam và Triều Tiên xưa kia, những quốc gia ưa thích huân tập văn hoá Trung Hoa, nghi thức Tế Kỵ tổ tiên đều thuộc về nghi lễ long trọng nhất của quốc gia từ đầu chí cuối, toàn bộ nghi thức đều biểu hiện tinh thần hiếu kính người chết như lúc còn sống.
Đại lễ Tế Tổ của chúng ta hôm nay là dựa theo tinh thần và nghi lễ tế kỵ truyền thống văn hoá, khi mới bắt đầu buổi lễ đội ngũ nghi lễ rất trang nghiêm với những chiếc lồng đèn, quạt, bảo cái, lư hương trong tay từng bước chậm rãi đi ra ngoài cửa trân trọng nghinh đón chư thần linh tổ tiên đi vào hội trường, sau khi kết thúc đội ngũ vẫn thái độ chân thành cung kính lễ tiễn linh hồn của tổ tiên rời khỏi hội trường, những động tác này đều biểu hiện tâm thành kính, trong buổi lễ vị quan chủ tế đứng trước hương án của tổ tiên, các dân tộc trên toàn thế giới với tâm chí thành thượng hương, làn khói hương nghi ngút không ngừng bay lên, thay cho sự truyền tin với tất cả tâm thành của con cháu dâng lên cúng dường tổ tiên, vị quan chủ tế tay cầm ly rượu bằng đồng được chế tạo theo kiểu cổ xưa 3 lần dâng lên cúng chư thần linh, tổ tiên cũng là một hình thức tượng trưng cho sự chân thành lễ kính của người hậu thế đối với họ.
Lễ Tế Tổ ngày xưa của Trung Quốc đều phối hợp theo âm nhạc, nên việc tế lễ ngày nay của chúng ta cũng tuân thủ quy chế ngày xưa mà hoà theo nhạc khúc. Người xưa Trung Quốc nói “nhạc” là để diễn đạt loại tình cảm thâm sâu ngàn năm bất biến trong lòng người. Còn “lễ” là để biểu hiện sự lý vĩnh hằng bất biến của vũ trụ thiên địa.
Trong lễ ký của Trung Quốc lại nói “đại nhạc đồng hoà với thiên địa, đại lễ đồng tiết với thiên địa” đây là chỉ cho loại âm nhạc long trọng nhất thời xưa, đều bao hàm tinh thần hài hoà, bản chất tương đồng với vũ trụ; những lễ nghi tối quan trọng đều biểu hiện ra trật tự và luân thường của thiên nhiên trong vũ trụ, chúng tôi hy vọng rằng những nhạc khúc và nghi thức cổ điển tế tổ này đều có thể khiến cho người tham dự cảm nhận được những ý nghĩa cảnh giới của nó, giúp mọi người được an hoà, tịnh tâm, hoài tưởng đến tổ tiên. Niềm yêu thương nồng hậu cống hiến của tổ tiên đối với chúng ta, chúng ta tuyệt không một tơ hào hoài nghi. Tổ tiên với chúng ta là quan hệ một thể, chúng ta cũng không một chút nghi ngờ. Chúng ta tin tưởng chỉ cần dùng tâm chí thành cung kính lễ thỉnh tổ tiên, họ sẽ đến trước mặt chúng ta, tiếp nhận sự cúng dường chân thành của chúng ta.
Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc từng nói: “quân tử phản cổ, phục thuỷ, bất vọng kỳ sở do sanh giả” (tạm dịch người nhân từ, quân tử không quên cội nguồn). hôm nay quý quan khách bằng hữu đến tham dự đại lễ tế tổ đều là quân tử, người nhân từ như cổ thánh tiên hiền đã nói. Chúng tôi hy vọng tất cả nhân dân trên thế giới có thể kế thừa đạo đức của tổ tiên, phát đại tâm cứu hộ thế gian làm rạng rỡ cho tổ tiên chúng ta, vì kế thừa nền học vấn siêu việt của thánh hiền, vì vạn thế khai thái bình.
Sau cùng, Tịnh Không xin cung kính chúc nguyện: các dân tộc, văn hoá và tôn giáo của các dân tộc trên thế giới đều có thể đối xử bình đẳng hoà mục chung sống, chúc nguyện Đức quốc và các quốc gia trên thế giới quốc vận hưng long, quốc thái dân an. Chúc nguyện thế giới hài hoà, thực hiện đại đồng! Xin cảm tạ mọi người.