LỐI SỐNG TUYỆT VỜI
Đừng bao giờ, trách móc những một ai
Vì trần gian là nơi chốn trường thi
Luôn gặp phải, bao những gì tồi tệ
Càng gian nan, càng tỏa sáng bước đi
Bao trắc trở, cho ta nhiều kinh nghiệm
Cũng từ đây, trí huệ sẽ tăng lên
Những bài học, đắng cay đầy tủi nhục
Vàng tôi luyện, càng tỏa sáng đấy thôi
Bao nghịch cảnh, nhưng lòng không thù hận
Đức đã thành, tâm tỏa sáng uy linh
Nghèo nàn về tiền bạc tức là cuộc sống khó khăn, phương tiện cuộc sống thiếu thốn, không được vương giả sung sướng, chúng ta có thể khắc phục những thiếu thốn đó.
Chẳng hạn như chúng Ta không có nhà lầu xe hơi vẫn sống được, chúng Ta không có cao lương mĩ vị để ăn cũng không sao, chỉ cần tương rau qua ngày cũng xong, chúng Ta không có quần áo xịn để mặc, mặc áo vải thường cũng được. Sự nghèo nếu chúng Ta biết đủ thì nỗi khổ thiếu thốn ấy cũng vơi đi. Tuy nghèo về vật chất, nhưng sống có Văn Hóa có tình có nghĩa thời chưa hẳn cái nghèo của Ta lại thua kém cái giàu vô Đạo Đức kia. Chẳng hạn như cái giàu dùng quyền lực cướp của người ta. Làm giàu bằng cách tham ô, hoặc móc ngoặc thông đồng bất chính cùng kiếm lợi.
Cuộc sống đã nghèo nàn về vật chất lại sống không có Văn Hóa cũng như thiếu hiểu biết về Đạo Đức thường làm chuyện trái Lương Tâm. Thời đây mới là cái nghèo tận cùng của xã hội. Đã nghèo vật chất còn nghèo luôn Đạo Đức. Cái nghèo nầy sẽ đưa con người đến tội lỗi, khô cằn về tình thương yêu, chỉ biết mình không cần biết đến người khác, sống nhỏ nhen ích kỷ, đố kỵ ganh ghét, đây mới thật cái nghèo tận cùng của sự nghèo.
Người có Tâm Hồn nghèo nàn, có nghĩa là sống không có Đạo Đức, dù cho giàu cũng sống trong tẻ nhạc vì lối sống vô Đạo Đức không những đối với con người mà ngay cả Cha Mẹ cũng đối xử tệ bạc. Trái ngược đối với người có Tâm Hồn giàu có, sống phong phú về tình yêu thương, phong phú về Nhân Cách, Đạo Đức, Phẩm Hạnh. Trung can Hiếu Nghĩa luôn là tuyệt vời.
Là con người ai cũng muốn sống giàu có no đủ, ai cũng mong được vui vẻ. Nhưng thực tế cho Ta thấy cũng không ít người đi ngược lại sự ước mơ đó, xem thường người khác, thiếu Văn Hóa, sống mất Đạo Đức, sống vô trách nhiệm. Chỉ biết chạy theo dục vọng của sự ham muốn không thực tế đối với khả năng tài giỏi của mình, để rồi nhận lấy bao kết quả thê lương.
Muốn cải thiện sự nghèo nàn về Nhân Cách Đạo Đức, nhất là Văn Hóa ứng xử. Chúng Ta chẳng cầm tìm kiếm đâu xa, tìm đọc Kinh, Thơ, trong Văn Hóa Cội Nguồn tự gầy dựng cho chính mình cuộc sống đẹp. Trước tiên là đối với Cha Mẹ sau đó là đối với những người xung quanh theo lối sống ăn nói có ý thức, theo quan niệm cuộc sống Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn, đối với nhau có lễ tôn trọng nhau, sau đó ăn nói biết lựa lời. Đi vào chăm ngôn lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Nếu bạn là người khôn ngoan bạn sẽ không bỏ qua về làm giàu Nhân Cách, Đạo Đức, Phẩm Hạnh. Cái giàu tột đỉnh của con người. Ra sức tìm đọc Kinh, Thơ là điều cần thiết vô cùng quan trọng đối đời sống Tâm Linh, cũng như sự giao tiếp giữa người với người. Để nhận biết qua một con người có thể đánh giá qua lời nói và hành động sự yếu kém về Nhân Cách Tự Cách ứng xử, cũng như Đạo Đức.
Bạn sẽ hạnh phúc biết mấy khi bạn vừa giàu của cải vật chất, vừa giàu kiến thức Đạo Đức, bạn đã xây dựng một tương lai phải nói là vô cùng sáng lạng.
Những bài học về mất Nhân Cách, mất Đạo Đức, đã cho Ta thấy những người như thế chỉ là cặn bã xã hội.
Chỉ cần qua cử chỉ hành động có Nhân Cách, Tư Cách thì cũng biết là người có Văn Hóa, không cần khoe khoang cũng nổi tiếng hữu xạ tự nhiên hương. Tiếng thơm lan bay khắp chốn. Chân tướng của một con người có Văn Hóa cao siêu chính là có lối sống đẹp, tình thương rộng lớn quảng đại bao dung.
Có người không nhận ra được cao nhân, dù cao nhân ở ngay trước mắt họ. Họ nghĩ cao nhân là người có học vị cao, có địa vị xã hội lớn. Nhưng Họ quên một điều là cần phải kiểm chứng Nhân Cách Đạo Đức của những người cho là học vị cao, có địa vị xã hội lớn.
Còn những người học vị thấp, cũng như không có địa vị xã hội cao, thời không phải là cao nhân. Họ đã lầm to, Tư Cách, Nhân Cách, Đạo Đức không phải học vị cao, cũng như địa vị lớn xã hội mới có. Mà là dày công tu luyện có khi cả nhiều kiếp mới có. Không phải chỉ năm mười năm mà thành được. Người Ta thường nói giang san dễ đổi những tính nết khó dời. Có được Nhân Cách, Tư Cách lớn Đạo Đức cao. Phải nói là đã dày công tu luyện nhiều kiếp.
Cao Nhân không phân biệt Giàu, Nghèo, Học Vị Thấp, Học Vị Cao, Quyền Cao, Địa Vị Lớn. Mà ở khắp mọi tầng lớp con người.
Muốn phát huy Tư Cách, Nhân Cách, Đạo Đức không phải dễ mà phải có bản lĩnh, của một bản lĩnh con người, mới phát huy mạnh mẽ Tư Cách, Nhân Cách, Đạo Đức đi vào cuộc sống, tỏa sáng sự thông thái của một cao nhân.
Trong thời đại ngày nay Cao Nhân không phải là không có nhưng khó nhận ra, vì phần đông con người chỉ theo tiền tài danh lợi không chú trọng về Tư Cách, Nhân Cách, Đạo Đức, khi xích lại gần nhau họ thường chống phá nhau, thậm chí trù dập nhau cỡi lên đầu lên cổ người khác.
Còn chúng Ta thì sao? Có nên chạy theo số đông ấy không, hay tự mình lội ngược dòng đời theo gương Quốc Tổ hay trả lễ lại họ bằng những Văn Hóa ứng xử Tư Cách, Nhân Cách, Đạo Đức của chúng Ta.
Quốc Tổ Hùng Vương dạy:
“Hãy sống lành mạnh, không tham tàn bạo ác, không hận thù ganh ghét, không trộm cướp, không tà dâm, không mưu hại con người, không vọng ngữ nói láo, không đâm thọc, thêu dệt, không chửi rủa nói ác khẩu, hãy sống vui dù trong hoàng cảnh nào, vương, quan, nghèo, giàu. Sống thanh tịnh, luôn vì người, chính trong tâm của những người ấy đã có hoa sen báu, trí huệ dồi dào, thoát ly mọi sự khổ, trở thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa. Mãn kiếp trần trở lại cõi trời sống an vui tự tại. Thế gian là cõi tạm, là trường thi tiến hóa Linh Hồn, không phải là cõi an vui hạnh phúc vĩnh hằng, vui khổ họa phúc thường xen kẻ nhau, ít người hiểu rõ sự thật nầy, nếu hiểu rõ. Thời hãy cố gắng dốc toàn lực diệt tận gốc điều ác từ nơi tâm chính mình, gieo trồng nhân thiện vào tâm điền để gặt hái những kết quả tốt đẹp về sau. Quyết không gieo những tánh ác. Mà làm tất cả việc thiện, không muốn hưởng phúc cái phúc cũng tự đến, không mong cầu lên thiên đàng cực lạc cũng được siêu lên thiên đàng cực lạc như một định luật tự nhiên.”
Chúng ta đã cống hiến triệt để cả cuộc đời cho nhân loại, hiếu thuận đối với Cha Trời Lạc Long Quân – Mẹ Trời Âu Cơ, theo gương Quốc Tổ Vua Hùng, lòng không vướng bận đến sự nghèo khó. Giàu đạo giàu đức, giàu tình, giàu nghĩa cũng là cái giàu theo ta mãi mãi, không như cái giàu vật chất, giàu cho mấy khi mãn trần linh hồn không mang theo được gì trở thành trắng tay. Tâm hồn chúng ta là tâm hồn cao đẹp của một kiếp người và cho đến vô lượng kiếp. Những hành động chúng ta chỉ vì sự tốt đẹp cuộc sống. Trên tôn vinh Cha Trời Mẹ Trời, dưới tận độ nhân loại con người, phân phát an huệ cho những người còn thiếu thốn về Văn Hóa Cội Nguồn Thiên Ý Cha Trời. Là người Việt Nam chúng ta làm hết trách nhiệm của người Việt Nam đối với Ông Cha, đối với non sông đất nước, sống như người bình thường thế thôi. Chúng ta là ai chúng ta cũng không cần nghĩ đến. Vì những Định Luật Tạo Hóa đã cho Ta biết, Thiện thời siêu sanh lên các Tần Trời hưởng phước. Ác thời sa đọa xuống các Tầng Địa Phủ khốn khổ chỉ vậy thôi.
Hoằng Hóa Giáo Dục
Ngân-sách “Hoằng Hóa Giáo Dục” ra đời với mục đích thúc đẩy các hoạt động văn hóa giáo dục Cội Nguồn truyền thống Việt Nam; hộ trì nhân tài phát tâm học tập văn hóa ngôn ngữ, văn ngôn văn tự… truyền thừa quốc học dân tộc.
Email: vnhoanghoaxa@gmail.com
Về Chúng tôi
Trang “Hoằng Hóa Xã” ra đời với nguyện vọng chung tay vào việc nâng cao nhận thức của đại chúng về các giá trị luân lý – đạo đức ngàn đời đồng thời thúc đẩy sự nghiệp Giáo dục Văn hóa Cội Nguồn truyền thống thêm ngày một lợi ích nhân sinh.
Chúng tôi trên Facebook

HOẰNG HÓA XÃ
(Tiên sinh Thanh Sĩ) |
Tôi là một người dân Việt, sinh giữa lòng của đất nước tổ-tiên tôi. Nước tôi là một nước bé nhỏ ở ven bờ bể cả, có núi lớn làm thành, sông sâu làm lũy, có những danh-lam thắng-cảnh trang-hoàng. Dân tôi là một giống dân hiền-lành nhưng quả-cảm, kiên-nhẫn và kiêu-hùng, một giống dân giàu tình-cảm và nhân-đạo. Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân-tộc tôi, lòng yêu mến của tôi vô lượng vô biên, thiêng-liêng cao cả. Vì nước tôi là nơi chôn nhau cắt rún của tôi, vì dân tôi đã biết giữ-gìn đất nước tôi. Tôi sống trên mảnh đất tổ tiên tôi đã sống, tôi thở không-khí của tổ-tiên tôi đã thở; những đồi núi sông ngòi, những cỏ cây hoa lá, đâu đâu cũng phảng-phất in hình dấu-vết tổ-tiên tôi. Theo HOÀI-SƠN |
